Sự thật không ngờ về bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký

Thảo luận trong 'Đầu HD - Tivi box - Camera quan sát' bắt đầu bởi Phim - 24H RSS, 25/11/19.

  1. Sự thật không ngờ về bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký

    Sự thật không ngờ về bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký

    LIÊN HỆ (234 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Phim - 24H RSS
    3. Ngày đăng: 25/11/19 lúc 01:15
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Hai, ngày 25/11/2019 00:22 AM (GMT+7)


    Tôn Ngộ Không là thần, Trư Bát Giới là vua, Đường Tăng lai lịch bất minh, Sa Tăng chỉ để "điền vào chỗ trống".


    Đường Tăng - Từ gia thế đến quê quán đều là hư cấu

    Trong Tây Du Ký, Đường Tăng xuất thân từ Hải Châu, trong một gia tộc hiển hách. Cha ông là trạng nguyên đương triều. Ông ngoại là tể tướng. Gia biến và lưu lạc khiến Đường Tăng có sự kiên định và nhẫn nại phi thường, giúp ích rất lớn cho lý tưởng thỉnh kinh của ông. Nhưng theo các học giả nghiên cứu, đời nhà Đường thật ra không có gia tộc nào hiển hách như vậy. Và thực chất Đường Huyền Trang cũng không sinh ra từ Hải Châu như tiểu thuyết đề cập. Đường Tăng đời thực quê quán nằm tại Hà Nam. Vậy thì, Đường Tăng trong Tây Du Ký là ai?

    [​IMG]

    Đường Tăng là ai, và nguồn gốc của ông có ý nghĩa gì với Tây Du Ký?

    Thật ra người thay đổi quê quán của Đường Huyền Trang không phải là Ngô Thừa Ân. Trong Thái Bình Trường Ký vào thời Bắc Tống đã có những giai thoại tương tự về Đường Tăng. Trong đó có một câu chuyện gần như hoàn toàn giống với câu chuyện của Đường Tăng trong Tây Du Ký. Được lưu truyền tới Hải Châu, nó được tiếp tục phát triển, trở thành một câu chuyện mới, dẫn đến việc cùng một nhân vật nhưng quê quán khác nhau. Từ điểm này chúng ta có thể thấy, nhu cầu đến Tây Phương thỉnh kinh trong xã hội Phật Giáo ngày đó là có thật. Chỉ có điều, trong Tây Du Ký, việc Đường Thái Tông đích thân tiễn Đường Tăng đi thỉnh kinh, kết nghĩa huynh đệ với ông vân vân... chỉ là hư cấu cho truyện thêm hấp dẫn mà thôi.


    Mối quan hệ giữa Đường Thái Tông và Đường Huyền Trang trong phim rất cảm động

    Thật ra, so với những nhân vật còn lại, thân phận thật sự của Đường Tăng không ảnh hưởng gì tới toàn bộ câu chuyện của Tây Du Ký. Chính vì vậy, trong quá trình sáng tác, Ngô Thừa Ân tiên sinh đã không quá chú ý tới tiểu tiết này, vô tình tạo ra những hoài nghi về tính chân thực của nhân vật này ngoài đời. Nhưng có một sự thật rằng, vào đời Đường, quả thực có một vị pháp sư tên Huyền Trang vì muốn học tập chân kinh Phật Giáo, mà lặn lội đường xa tìm tới Ấn Độ thỉnh kinh. Tuy nhiên, việc đi thỉnh kinh của ông không thuận lợi như trong phim hay tiểu thuyết. Bởi cho dù nhà Đường có chính sách ngoại giao khá khai thông, nhưng quan hệ giữa Trung Hoa và các nước "Tây vực" vẫn khá căng thẳng.

    Tôn Ngộ Không - Cao tăng Đường triều hay "Thần hầu" Hanuman trong kinh Phật


    Tôn Ngộ Không là nhân vật duy nhất trong bốn thầy trò có nguyên mẫu từ kinh Phật

    Có hai giả thuyết đáng tin nhất về nguồn gốc xuất xứ của Tôn Ngộ Không - nhân vật được yêu thích nhất Tây Du Ký. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, người ta vô tình phát hiện dưới chùa Bảo Tướng ở Tế Nam Sơn Đông có một mật thất. Chuyên gia tìm thấy ở đây 141 bảo vật như quan tài bằng vàng bạc, răng Phật, xá lị, tượng Quan Âm Bồ Tát... Trong đó thứ quý giá nhất chính là "răng Phật Ngộ Không". Răng Phật này do một cao tăng Đường triều tên là Ngộ Không đoạt được từ vương quốc Kiên Đà La. Vị cao tăng này chính là nguyên mẫu của nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký.

    Giả thuyết thứ hai là thần Hanuman, một vị "thần hầu" trong kinh Phật. Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là một con khỉ mang tính người, linh khí rất cao, rất gần với nguyên mẫu này. Thần Hanuman xuất hiện trong sách vở Ấn Độ cổ đại. Trong đó phần lớn kể về mâu thuẫn giữa Ấn Độ với các người láng giềng. Nhân vật chính thiết lập quan hệ mật thiết với vương quốc loài khỉ. Dưới trướng vua khỉ có một vị thần hầu võ công cao cường, một mình đánh bại 10 vị đại hán không thành vấn đề. Đây là giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất.

    Trư Bát Giới - Không phải Thiên Bồng Nguyên Soái, mà là một vị vua đương triều


    Lai lịch thật sự của Trư Bát Giới khiến nhiều người "ngã ngửa"

    Trong tiếng Hán, chữ "trư" trong Trư Bát Giới đọc giống với chữ "chu" trong Chu Nguyên Chương. Bản thân Ngô Thừa Ân cũng muốn cho Trư Bát Giới mang họ Chu. Nhưng Minh triều vốn là thiên hạ của nhà họ Chu, Ngô Thừa Ân gan to bằng trời cũng không dám làm việc đó, đành "né" đi, lấy chữ "trư" làm họ cho Trư Bát Giới. Nói vậy tức là nguyên mẫu của Trư Bát Giới là một người trong nhà họ Chu, cụ thể là ai? Tiếp tục xét đến chữ "bát" trong Trư Bát Giới. Chu Nguyên Chương - vị vua khai quốc của Minh triều - thời nhỏ vốn có tên là Chu Trọng Bát. Lẽ nào chỉ là trùng hợp?


    Mối liên hệ giữa Chu Nguyên Chương và Trư Bát Giới cho thấy lòng dân thời đó

    Sau khi bị đày xuống hạ giới, trong lúc đói bụng và tức giận, gặp phải Cao Thúy Lan đang bị cướp hôn, Trư Bát Giới bèn anh hùng cứu mỹ nhân, rồi vào làm rể nhà họ Cao. Còn Chu Nguyên Chương thời trẻ cũng đầu quân dưới trướng thủ lĩnh nghĩa quân Quách Tử Hưng, lấy con gái nuôi của người này, từ đó càng trèo càng cao. Chưa hết, trước khi lên ngôi vua, Chu Nguyên Chương từng xuất gia làm hòa thượng. Còn Trư Bát Giới cũng là kẻ bán lộ xuất gia.

    Cuối triều Minh, thiên hạ bách tính rất bất mãn cách cai trị của nhà họ Chu, nên đã xuất hiện vô số các tác phẩm thóa mạ triều đại này. Riêng Ngô Thừa Ân đã chọn niềm tự hào của Chu gia làm đối tượng đả kích, khéo léo biến ông ta trở thành một con lợn lười nhác, tham ăn, háo sắc, nhỏ nhen và gian xảo, tuy cũng không phải là không có công.

    Sa Tăng - Nhân vật duy nhất không tìm ra nguyên mẫu trong bốn thầy trò


    Sa Tăng lão đệ chẳng qua chỉ là nhân vật "điền vào chỗ trống" mà thôi

    Trong bốn thầy trò, chỉ có Sa Tăng là nhân vật chưa tìm ra nguyên mẫu. Vì tìm chưa ra, hay chưa ai tìm thì không biết. Có giả thuyết cho rằng Sa Tăng chính là Nguyên Trắc đại sư, vị vương tử học thuật uyên bác của Tân La quốc. Người này có xuất thân, tính cách thật thà, nghiêm túc khá giống Sa Tăng, nên được đoán là nguyên mẫu cho nhân vật này. Đến nay, chưa có giả thuyết nào thực sự thuyết phục.


    Nguồn: http://danviet.vn/sao/su-that-khong-ngo-ve-bon-thay-tro-duong-tang-trong-tay-du-ky-1033191.htmlNguồn: http://danviet.vn/sao/su-that-khong-ngo-ve-bon-thay-tro-duong-tang-trong-tay-du-ky-1033191.html

    [​IMG]

    Lần đầu tiên, Đường Tăng biết rung động trước nữ nhân khiến fan “Tây du ký“ nổ ra tranh cãi.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này