Sự thật Bao Công cả đời chỉ phá hai vụ án

Thảo luận trong 'Đầu HD - Tivi box - Camera quan sát' bắt đầu bởi Phim - 24H RSS, 13/5/19.

  1. Sự thật Bao Công cả đời chỉ phá hai vụ án

    Sự thật Bao Công cả đời chỉ phá hai vụ án

    LIÊN HỆ (405 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Phim - 24H RSS
    3. Ngày đăng: 13/5/19 lúc 21:51
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chủ Nhật, ngày 12/05/2019 10:00 AM (GMT+7)


    Do ảnh hưởng quá lớn từ sách vở, truyền thuyết đến phim ảnh mà nhân vật Bao Công trong lịch sử đã trở thành một nhân vật truyền kỳ.


    Vào đời Minh các sách như Tỉnh thế hằng ngôn của Phùng Mộng Long, Phách án xưng kỳ của Lăng Mông Sơ; sách đời Thanh như Tam hiệp ngũ nghĩa của Thạch Ngọc Côn, Thất hiệp ngũ nghĩa của Du Việt… đã khắc họa một Bao Thanh Thiên phá án như thần, ngày xử dương gian, đêm phán âm phủ, như một Diêm La Vương tái thế. Những câu chuyện này lan truyền rộng khắp đã khiến hình tượng Bao Công càng lúc càng xa sự thực.

    [​IMG]

    Tạo hình Bao Công trong phim "Bao Thanh Thiên".

    Đặc biệt đến khi bộ phim Bao Thanh Thiên 1993 lên sóng, nó đã từng làm mưa làm gió khắp châu Á. Bộ phim truyền hình do Đài Loan sản xuất đã từng chinh phục khán giả khắp 3 bờ đại dương, đem đến một cơn sốt Bao Công.

    Bao Thanh Thiên 1993 đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng bằng chính những giá trị đích thực, giản dị và bền vững của cuộc sống. Lấy bối cảnh đời Bắc Tống xoay quanh hàng loạt các vụ án, điều tra… bộ phim giúp con người có niềm tin hơn vào công lý và quy luật “lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt”.


    Bộ ba Kim Siêu Quần vai Bao Thanh Thiên, Hà Gia Kính vai Triển Chiêu và Phạm Hồng Hiên vai Công Tôn Sách.

    Dù có rất nhiều phiên bản khác nhau nhưng Bao Thanh Thiên 1993 với sự tham gia của bộ ba Kim Siêu Quần vai Bao Thanh Thiên, Hà Gia Kính vai Triển Chiêu và Phạm Hồng Hiên vai Công Tôn Sách vẫn được khán giả yêu thích nhất.

    Ban đầu, phim chỉ dự kiến có 15 tập nhưng vì thành công ngoài mong đợi, tác phẩm đã được phát triển lên con số 236 tập phim cùng 41 kỳ án hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Mỗi kỳ án thường được kéo dài trong 4-5 tập phim.

    Từ tiểu thuyết, sân khấu đến phim ảnh đều gắn liền hình tượng Bao Công phá các đại án với thời gian làm Phủ doãn phủ Khai Phong. Kỳ thực Bao Công chỉ giữ chức này trong khoảng thời gian hơn một năm và trong chính sử không hề chép chuyện phá án nào của Bao Công trong giai đoạn này. Công lao lớn nhất của Bao Công khi đứng đầu phủ Khai Phong (tương tự Thị trưởng Bắc Kinh ngày nay) là cải cách hành pháp và quy hoạch lại kinh thành để khỏi nạn ngập nước.


    Phủ Khai Phong ngày nay.

    Theo sách Tống sử, Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 - 1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 - 1063).

    Bao Công người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông vốn được sinh ra trong một gia đìnhcó truyền thống hiếu học, cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình bộ thị lang.

    Từ khi còn nhỏ, Bao Công đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, sống mực thước.

    Năm 1027, ông bộc lộ tài năng của mình, thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây), nhưng vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ. 10 năm sau cha mẹ qua đời, cư tang thủ hiếu xong Bao Công lúc ấy 38 tuổi mới bước ra chính trường.

    Như vậy, Bao Công ra làm quan muộn lại ngắn, tính cho đến lúc qua đời (1063) chỉ có 27 năm. Trong thời gian ấy công việc rất đa dạng: làm Tri huyện Thiên Trường; Tri phủ Đoan Châu, Doanh Châu, Dương Châu, Lư Châu, Triệu Châu; Tri phủ Giang Ninh rồi Phủ doãn phủ Khai Phong, nắm giữ toàn bộ việc hình pháp, trị an trong kinh thành. Bao Công nhận mệnh đi sứ Khiết Đan, rồi về kinh làm Lễ bộ Thị lang, Tam ti Hộ bộ… Trước sau gánh vác công việc ở các bộ Công, Hình, Binh, Lễ.

    Chức vụ lớn nhất của Bao Công trước khi qua đời là Khu mật Phó sứ, tương đương phó tể tướng, vị trí rất quan trọng trong cơ quan quyền lực tối cao của triều Tống. Sau ông được phong hàm Thiên Chương các đãi chế, Long Đồ các trực học sĩ, Khu mật trực học sĩ.


    Mộ Bao Công.

    Tuy vậy, Bao Công vẫn chỉ ở hàm nhị phẩm, chưa bao giờ là tướng gia, không có quyền tiền trảm hậu tấu bằng ba khẩu Long-hổ-cẩu đầu đao tự chế như trong truyện hay trên sân khấu. So về chức vụ trong triều Bắc Tống, Bao Công còn kém xa so với Phú Bật, Hàn Kỳ, Văn Ngạn Bác; về văn chương chữ nghĩa, Bao Công không thể bằng những danh nhân lừng lẫy như Âu Dương Tu, Tư Mã Quang, Tô Đông Pha; về quân sự, lý luận và đường lối cải cách triều chính, Bao Công khó sánh được với Bàng Tịch, Vương An Thạch, Phạm Trọng Yêm. Bao Công có hình ảnh như ngày nay, là nhờ… phim ảnh.

    Về phá án, trong chính sử chỉ chép hai vụ liên quan đến Bao Công nhưng một ở thời điểm làm tri huyện Thiên Trường (vụ án chiếc lưỡi bò) và một khi đã đứng đầu Tri gián viện (vụ Lãnh Thanh mạo danh Thái tử).

    Còn những vụ xử án nổi tiếng khác của Bao Công như “Chém Bao Miễn”, “Xử án Trần Thế Mỹ”, “Trảm Bàng Dục”… thì đều là tuồng tích “diễn dịch”, kiểu “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Như tra hết gia phả cũng như khu mộ gia tộc họ Bao không thấy có ai tên Bao Miễn. Bao Công lại là con một, không có anh em nên không thể có cháu ruột. Còn Trần Thế Mỹ là nhân vật có thật nhưng lại ở vào đời… Thanh, cách Bao Công đến hơn 600 năm.


    Gia huấn của Bao Công.

    Tiểu thuyết, sân khấu dân gian cũng làm điên đảo trắng đen, ngay gian lẫn lộn. Khiến cho người đời sau không biết đâu mà lần? Chẳng hạn như nhân vật phản diện “Bàng Thái sư” tuy được lấy nguyên hình từ gian thần Trương Nghiêu Tá, nhưng tai tiếng thì Bàng Tịch lãnh đủ. Bàng Tịch (988-1063) là trung thần, tài giỏi, đậu tiến sĩ năm 1015, là thầy của Địch Thanh, Tư Mã Quang, bạn của Phạm Trọng Yêm, Hàn Kỳ, làm quan đến Khu mật sứ - tương đương tể tướng, nhiều lần thẳng thắn can gián vua và ái phi, được gọi là “Thiên tử Ngự sử”. Ông có con là Bàng Nguyên Anh, cháu là Bàng Cung Tôn đều làm quan, không có ai là Bàng Dục phạm tội bị Bao Công chém cả?

    Video Bao Công xử án Quách Què - Trần Thế Mỹ tại âm phủ.​

    [​IMG]

    Nam diễn viên Kim Siêu Quần đã có nhiều hy sinh thầm lặng khi vào vai Bao Thanh Thiên
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này