Sốt co giật ở trẻ gây biến chứng khôn lường, đây là lưu ý sống còn mọi bố mẹ cần nằm lòng

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Ysi_thuhuyen.bui, 31/5/19.

  1. Sốt co giật ở trẻ gây biến chứng khôn lường, đây là lưu ý sống còn mọi bố mẹ cần nằm lòng

    Sốt co giật ở trẻ gây biến chứng khôn lường, đây là lưu ý sống còn mọi...

    LIÊN HỆ (213 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Ysi_thuhuyen.bui
    3. Ngày đăng: 31/5/19 lúc 22:59
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Sốt cao là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Nhưng một trong những vấn đề các bà mẹ thường lo lắng là khi bé sốt cao có thể bị co giật.
    Tâm lí các mẹ lo là co giật sẽ gây biến chứng ảnh hưởng não bộ của trẻ. Vậy điều này có đúng không? Khi sốt cao mà trẻ co giật có nguy hiểm gì không? Vậy mẹ cần làm gì để sẵn sàng xử lý khi gặp tình huống này?

    Trước hết, chúng ta hiểu rằng sốt là phản ứng tự vệ rất bình thường của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của các mầm bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn đường hô hấp, virus cúm, thủy đậu, viêm não, viêm màng não... hoặc sau ngã chấn thương,tiêm chủng vacxin. Đây là cách cơ thể báo hiệu nơi đó cần được ưu tiên dinh dưỡng và yếu tố bảo vệ từ hệ thống miễn dịch nhằm ngăn chặn sự nhiễm trùng và chữa lành vết thương.
    Co giật xuất hiện do tăng thân nhiệt > 37.8 độ C ở trẻ từ 6 tháng tuổi tới 6 năm tuổi. Từ 6 tuổi trở đi trẻ sẽ không còn nguy cơ bị co giật khi sốt. Khi co giật trẻ có thể có thêm các biểu hiện nôn ói, tiêu tiểu không tự chủ,...


    Sốt cao co giật ở trẻ có nguy hiểm không?
    Phần lớn co giật do sốt sẽ tự hết sau điều trị. Không phải cứ sốt cao co giật sẽ để lại di chứngđộng kinh. Tỷ lệ chuyển đổi từ sốt cao co giật trở thành bệnh động kinh ở trẻ bình thường là rất thấp.

    Nhưng trên thực tế cho thấy co giật tái diễn nhiều lần sẽ không tốt cho trẻ. Bởi não bộ thường xuyên được sửa chữa và thích nghi, nếu các hành động được lặp đi lặp lại sẽ tạo thành phản ứng có điều kiện, cứ sốt là co giật hoặc co giật ngay cả khi không sốt, và có khoảng 5% trong số đó sẽ để lại di chứng động kinh sau này. Đặc biệt là các trường hợp co giật kéo dài trên 15 phút hoặc nhiều lần trong 24 giờ.

    Các yếu tố nguy cơ cao để sốt cao co giật trở thành động kinh như: Sốt cao co giật nếu chủ quan và tái diễn nhiều lần, có thể ảnh hưởng đến não bộ và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Di chứng động kinh

    Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Hàn Quốc công bố năm 2016 cho thấy,“2 – 5% trẻ sốt cao co giật có thể tiến triển thành động kinh”.

    Tổn thương não bộ

    Cơn co giật xảy ra là do sự phóng điện đột ngột, liên tục của các nơron thần kinh, vậy nên khi tái diễn nhiều lần chúng có thể gây hại tới các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, ngôn ngữ, các giác quan và có thể gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

    Tai nạn bất ngờ

    Cơn co giật xảy ra đột ngột sẽ khiến trẻ bị ngã, ngất ở những nơi nguy hiểm như cạnh giường, cạnh ghế, cầu thang,… và gặp chấn thương tay, chân, thậm chí là thương tổn não bộ.

    Ảnh hưởng tâm lý của trẻ

    Việc xuất hiện một cơn sốt cao co giật có thể sẽ ám ảnh và gây tâm lý lo lắng, sợ hãi cho trẻ. Thậm chí co giật nhiều khiến trẻ cảm thấy tự ti trước mọi người, hay nổi cáu và có thể tự làm tổn thương bản thân.

    Tăng động giảm chú ý

    Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tại khoa Tâm thần, Đại học Y khoa Arak, Iran cho thấy, những trẻ có tiền sử sốt cao co giật có nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý cao hơn trẻ bình thường 2.5 lần.khi cơn động kinh tái phát càng nhiều, bộ nhớ càng giảm sút, trẻ sẽ chậm nói, khả năng diễn đạt khó khăn.

    Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

    Cơn động kinh có thể tăng nặng khi bé gái bước vào tuổi dậy thì với sự thay đổi nồng độ hormon estrogen và progesterol trong cơ thể. Bệnh động kinh không cướp đi thiên chức làm mẹ sau này, tuy nhiên em bé sinh ra sẽ phải đối mặt với nguy cơ dị tật bẩm sinh do di truyền hoặc tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.

    Hướng dẫn cha mẹ xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt cao co giật

    Xử lý khi trẻ bị sốt

    Khi thấy trẻ có dấu hiệu của sốt, cha mẹ nên:

    - Cho trẻ nằm ở những nơi thông thoáng, không có gió lùa, không đắp quá nhiều chăn và hạn chế quá nhiều người vây quanh. Nên theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên.

    - Chỉ nên mặc những bộ đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Dùng khăn ấm chườm khắp các vùng nách, bẹn, lưng,… lau cho đến khi thân nhiệt hạ xuống.

    -Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol khi thân nhiệt từ 38.5 độ C trở lên. Nếu trẻ có tiền sử sốt co giật thì nên uống thuốc ngay khi thân nhiệt từ 37.7 độ C.

    - Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, bú nhiều hơn nếu vẫn còn chưa cai sữa. Đồng thời bù điện giải bằng Oresol theo đúng hướng dẫn hoặc nước trái cây như cam…

    Sơ cứu khi trẻ bị co giật


    Khi thấy trẻ có cơn co giật, cha mẹ nên giữ bình tĩnh và thực hiện một số hướng dẫn sau để giảm thiểu rủi ro và tai nạn cho trẻ:

    - Loại bỏ tất cả các vật cứng, sắc nhọn xung quanh để tránh gây tổn thương. Tuyệt đối không di chuyển trẻ trừ khi đó là một nơi nguy hiểm như cạnh bàn, gầm giường, bậc thang,…

    - Nới bớt khuya áo, tháo thắt lưng (nếu có) để giúp trẻ thoải mái, dễ thở hơn.

    - Dùng vật đè lưỡi khi bé đã lên cơn co giật và có cắn chặt hàm với nhau, KHÔNG đưa cây đè lưỡi vào quá sâu bên trong gây nôn ói, TRÁNH các động tác thô bạo gây gãy răng, chảy máu, dập môi. Nếu con trẻ không cắn chặt hàm, thì không cần làm động tác này.

    - Tuyệt đối không đổ bất cứ nước uống, thuốc vào miệng trẻ khi khi đang lên cơn co giật, vì trẻ sẽ dễ hít sặc vào đường thở.

    - Đặt trẻ nghiêng sang 1 bên để đờm dãi, chất nôn chảy ra ngoài tránh tình trạng sặc, khó thở.

    • Lau mát: Trường hợp trẻ sốt cao đến 39oC mẹ nên kết hợp giữa nhét thuốc, lau mát và cho trẻ uống nước (nếu chưa co giật). Khi lau mát, nên dùng nước ấm khoảng 34-35 độ C (KHÔNG dùng nước lạnh, nước đá) nhúng khăn vào nước đắp ở vùng trán, hai nách, hai bẹn của bé, cứ 5-10 phút thay khăn một lần.
    • KHÔNG NÊN hốt hoảng vác trẻ chạy khi bé ĐANG TRONG CƠN CO GIẬT, hãy bình tĩnh xử trí như hướng dẫn.

    - Sau khi xử trí tại nhà, nhiệt độ trẻ có thể hạ dần, lúc này các bà mẹ nên đem bé đến cơ sở y tế gần nhất để tìm nguyên nhân, không nên tự ý để trẻ ở nhà và tiếp tục điều trị, vì cơn sốt có thể quay trở lại và các mẹ không thể lặp lại liều thuốc hạ sốt thứ hai trước 6 giờ kể từ liều thứ nhất.
    - Sau cơn co giật, bạn nên kiểm tra đường thở và khả năng phản xạ, nghe, nói,… để chắc chắn trẻ đã tỉnh táo và nên nói chuyện, trấn an tinh thần cho trẻ bớt sợ.

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có kiến thức hơn trong việc chăm sóc con khi bị sốt và các xử lí khi bé bị co giật để tránh những biến chứng ngu hiểm đáng tiếc xảy ra khi bé bị co giật.

    Ds. Bùi Thị Trang - Giảng viên trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này