FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí http://www.nanakids.vn/vn/sos-tre-bi...h-cho-be-.html Trung bình một ngày, trẻ sơ sinh thay từ sáu chiếc tã liên tục, với số lượng và thời gian thay tã chóng mặt như thế, chắc hẳn là các bố mẹ ai cũng nghĩ mình đã thành thục với việc thay tã cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế vẫn có rất nhiều lỗi sai trong việc thay tã và mặc tã cho trẻ cũng như các chất liệu tã không phù hợp khiến da bé bị hăm. Một vài sai lầm khi mặc tã sau đây có thể khiến da xung quanh vùng kín của bé bị hăm, mẩn ngứa. Sử dụng lại bỉm cũ: Một số mẹ bỉm thường xuyên có thói quen cởi bỉm ra khi đưa bé đi tắm, sau đó lại mặc tã cũ trở lại. Một số mẹ khác còn có thói quen sử dụng bỉm và giấc trưa, sau đó cởi ra, đến tối trước khi ngủ lại mặc vào cho tiết kiệm, điều này vô hình chung là hành động tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn vào cơ thể và làn da non nớt của trẻ. Sử dụng bỉm không đúng kích cỡ: Những chiếc bỉm sai kích cỡ khiến da bé bị chật, riết, phầm tã bỉm dày quá chất vào mông làm tăng nguy cơ hăm tã ở trẻ.Một số mẹ quên rằng lựa chọn bỉm cho trẻ còn phụ thuộc vào giới tính của bé. Những chiếc bỉm dành cho bé trai thường có lớp thấm hút phía trước dày hơn so với các bé gái. Lựa chọn bỉm tuỳ theo giới tính của trẻ sẽ giúp hạn chế hiện tượng tràn tã ra ngoài, gây viêm nhiễm hăm da bé. Cho bé mặc bỉm quá 8 tiếng: Thông thường, thời gian tối đa sử dụng một chiếc bỉm là từ 6 đến 8 iếng đồng hồ, một số bố mẹ vì quá bận rộn mà không kịp thay tã bỉm cho trẻ, hoặc vì tính tiết kiệm nên vô ý để con mặc bỉm trong thời gian dài khiến bé mắc phải nguy cơ hăm tã, mẩn ngữa do vi rút, vi khuẩn từ nước tiểu. Một chiếc bỉm quần chỉ có thể mặc tối đa trong khoảng thời gian 4 tiếng đồng hồ, với tã giấy thì thời gian mặc bỉm của trẻ tối đa chỉ 2 đến 3 tiếng là vừa đủ. Khi nào mẹ nên cho trẻ đi khám ? Hầu hết những trường hợp hăm bỉm đều có thể chữa khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên một số trường hợp hăm, viêm và biến chứng ngoài da gây mưng mủ, vết mẩn đỏ lan ra ngoài vùng kín xuống đùi khiến trercarm thấy khó chịu cần được khám và điều trị ngay lập tức nếu không muốn xảy ra những biến chứng về lâu dài. Phòng chống hăm tã cho bé bằng cách nào? Sử dụng tã phù hợp với chiều cao, cân nặng và giới tính của con Bề mặt tã thoáng mát, khô ráo, chất liệu phù hợp với làn da của bé. Vệ sinh vùng kín thường xuyên, sau khi tắm và thay tã cho trẻ. Vệ sinh nôi cũi trẻ em thường xuyên, mặc quần áo thoáng mát cho bé. Hăm tã là tình trạng mẩn ngứa, rát xung quanh bộ phận sinh dục khiến bé cảm thấy khó chịu, trằn trọn, quấy khóc, mẹ nên kiểm tra và vệ sinh vùng mặc tã của con thường xuyên nhằm hạn chế tối đa những trường hợp biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài đến làn da non nớt của bé. http://www.nanakids.vn/vn/sos-tre-bi...h-cho-be-.html