Sống ở chung cư cũ

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 23/4/20.

  1. Sống ở chung cư cũ

    Sống ở chung cư cũ

    LIÊN HỆ (205 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 23/4/20 lúc 09:03
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    1. Còn nhớ đó là năm 2007, tôi và 3 người bạn quyết định chuyển từ căn nhà trọ kiểu sinh viên nghèo để “lên đời” thuê chung cư sống cho thoải mái. Chung cư chúng tôi chọn thuê là một căn tầng 3, lô H, chung cư Thanh Đa. Đó là 1 trong số hơn 10 lô chung cư cũ tại bán đảo Thanh Đa, cũng là nhóm chung cư được xây từ trước những năm 1975.


    Căn hộ ở đây chỉ khoảng 40 m2, với 1 phòng ngủ, một phòng khách, một khu nấu ăn cạnh nhà vệ sinh và chỗ phơi quần áo được chủ nhà cũng như các chủ căn hộ khác cơi nới kiểu “chuồng bồ câu” ra ngoài ban công để phơi đồ.

    Nói là “lên đời” sống ở chung cư, thế nhưng có sống một thời gian mới biết, ở đây lại mất an toàn và ngột ngạt hơn cả ở khu nhà trọ. Có những hôm chúng tôi đang ăn cơm, bỗng mảng vữa bằng bàn tay rơi sát sạt đầu cậu bạn. Thế là cả đám bỏ chạy tán loạn. Trời mưa thì ngấm ngang ngấm dọc, có nhà nước thấm thành giọt phải trữ sẵn các loại xô chậu để che dột vào mùa mưa.

    Cũng chính vì mất an toàn nên những người có điều kiện hầu như đều chuyển đi. Từ hơn chục năm trước, cư dân chung cư Thanh Đa đa phần là những hộ cao tuổi, khó khăn kinh tế hoặc sinh viên, người buôn bán nhỏ thuê lại. Giá cũng không quá cao, thời điểm đó chỉ 2 triệu đồng/tháng, trong khi nhà trọ đã ngang ngửa giá thuê này.

    Cũng chính vì là chung cư “cao tuổi”, nên tất cả đều khác thường, xe máy nhà nào nhà đó dắt lên trước cửa nhà rồi khóa lại để tiết kiệm, dù bên dưới có khu gửi xe. Toàn bộ các lô đều không có hệ thống phòng cháy chữa cháy. Đường đi lối lại chật chội bởi các loại thùng phuy chứa nước sạch. Bởi nếu muốn có nước sinh hoạt hàng ngày, mỗi căn hộ đều mua một vài cái thùng cả trăm lít để chờ đến đêm hứng nước trữ lại dùng dần.

    Nước về hôm mạnh, hôm yếu, có hôm chẳng có giọt nào và giờ giấc cũng vô chừng, hôm 23h, hôm 1-2h sáng hôm sau nước mới tí tách chảy. Mấy đứa bọn tôi đang tuổi ăn tuổi ngủ, nhiều khi cũng đùn việc cho nhau nên kết quả là phải di tản một vài hôm vì không có nước là chuyện vẫn hay xảy ra.

    Dưới chung cư là những chợ tự phát, hàng ngày mọi người ở chung cư họp chợ tại đây mua bán đồ ăn, mùi thức ăn tươi sống, mùi cống rãnh bị tắc cũng vì thế mà lan tỏa khắp chung cư. Các bức tường chung cư vì quá lâu ngày cũng bị bong tróc vữa và lộ ra những thanh sắt đã hoen rỉ...

    Nhóm 4 người chúng tôi sống ở đây được chừng hơn năm thì chủ nhà đánh tiếng muốn bán rẻ lại căn hộ này để đi nước ngoài sinh sống. Cậu bạn khá giả nhất hội quyết định vay mượn đầu tư mua lại căn hộ với giá chưa tới 1 tỷ đồng này với “mưu đồ”, tính toán rất… dài hạn.

    “Ở đây sắp xây lại chung cư mới, có hai giải pháp, hoặc là sẽ nhận được căn hộ tái định cư đẹp ở nơi khác, hoặc là thêm tiền cho chủ đầu tư sửa lại chung cư để có được căn hộ tái định cư tại chỗ, cỡ nào cũng có lời vì đã nghiên cứu nhiều và có nhiều cuộc họp về di dời xây mới chung cư này rồi”, bạn tôi nói.

    2. Sau khi chuyển đi, cũng từ đó nhiều năm tôi không quay lại khu chung cư này, bạn tôi thì vẫn ở đó và đợi ngày đổi đời với căn chung cư cũ đã mua. Mới đây, bạn bị tai nạn giao thông, tôi quay lại thăm, vẫn căn hộ đó chẳng thay đổi bất cứ điều gì ngoài việc nó cũ hơn, tường nứt nhiều hơn và gia đình bạn tôi thêm mấy đứa trẻ.

    Bạn kể, năm 2010, Thành phố cùng lãnh đạo quận và một chủ đầu tư tới đây họp với dân vài lần để bàn việc đền bù giải tòa khu chung cư này để xây lại, cách đền bù được đưa ra là người dân có thể đi một nơi tái định cư khác hoặc nhận lại 1 căn hộ tại đây sau khi chủ đầu tư xây lại xong chung cư. Điều kiện là người dân phải bù thêm cho chủ đầu tư một khoản tiền để trám vào phần chênh lệch mà chủ đầu tư bỏ ra. Thế nhưng, người dân không chịu bởi thực tế là đa số người dân ở đây chẳng lấy đâu ra những khoản tiền trăm triệu để bù và mọi cuộc họp đều đi vào ngõ cụt vì một nguyên cớ duy nhất, “tiền đâu?”.

    Tới năm 2015, Thành phố đưa ra chủ trương chỉnh trang đô thị với nhiệm vụ xây lại chung cư cũ tại TP.HCM. Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 sẽ phải hoàn thành xây dựng được 70 chung cư cũ, trong đó có chung cư này. Nghe bạn kể, cơ quan chức năng từ Thành phố, quận, phường cũng đã gặp dân tại khu chung cư, chủ đầu tư cũ vì mất nhiều thời gian công sức mà không đạt được mục đích cũng đã bỏ đi, một chủ đầu tư khác cũng tới.

    Chủ đầu tư này đưa ra giải pháp đó là chấp nhận đền bù căn hộ chung cư tái định cư tại quận Bình Thạnh, thế nhưng đa phần người dân lại không chịu. Có những hộ căn hộ diện tích hơn 80 m2 được đền bù hẳn 2 căn tái định cư diện tích trên 50 m2/căn nhưng nhiều người dân vẫn không gật đầu…

    Vậy nhưng, số không gật đầu có lẽ càng ngày càng ít, vì đa số người dân ở đây đã thấy thấm cái khổ. Khi chúng tôi đang truyện trò thì một bác hàng xóm hơn 60 tuổi sang góp chuyện, hỏi dồn khi biết tôi cũng có chút thông tin về thị trường bất động sản. Rằng “cháu có nghe tin gì về cải tạo chung cư cũ không?”, rồi “bác nghe tin trên mạng nói có doanh nghiệp vào cải tạo rồi sao lại thôi; kế hoạch năm 2020 phải cải tạo được chung cư mình mà sao chả thấy gì; Cái bờ tường chỗ cầu thang bộ lại bong thêm mảng lớn rồi”... vân vân và vân vân…

    Rõ là việc cải tạo chung cư ở Thanh Đa là chuyện cấp thiết, nhiều người mong ngóng. Thế nhưng, cái vướng bây giờ là chủ đầu tư nào muốn tham gia xây mới, cải tạo lại chung cư sẽ phải thỏa thuận với từng người dân., Việc này dường như là chuyện “húc đầu vào đá” như ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP. Hà Nội đã từng than thở.

    Rồi còn chuyện “xí phần” để dành như anh bạn tôi, phó tổng giám đốc một công ty bất động sản lớn tại TP.HCM chia sẻ. Năm 2018, công ty của bạn tôi rất muốn cùng thành phố tham gia xây dựng, cải tạo lại chung cư cũ. Thế nhưng, đụng vào chung cư nào thì cũng đều có doanh nghiệp vào làm chủ đầu tư rồi, mà các doanh nghiệp đó nghe tên rất lạ, lại chả có kinh nghiệm nào làm dự án bất động sản. Tìm hiểu ra thì biết mục đích của các doanh nghiệp đó là vào ôm dự án rồi bán lại cho doanh nghiệp nào có nhu cầu làm, kiếm lợi nhuận.

    Trao đổi với người viết, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cho rằng, TP.HCM muốn cải tạo được chung cư cũ thì chính sách cần phải thay đổi mạnh mẽ. Không thể để tình cảnh người dân “đánh đu” với doanh nghiệp và cả tình trạng chủ đầu tư tung ra mức đền bù "khủng" rồi lại cũng "đánh võng" với chính quyền như vừa qua.

    Dù biết rằng đó là việc khó, nhưng không thể để đến lúc câu chuyện sập đổ chung cư cũ không chỉ dừng lại ở cảnh báo, thiệt hại về người và của xảy ra mới làm theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”…


    Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 - 2020, TP.HCM sẽ di dời, tháo dỡ khoảng 70 chung cư cũ, với 7.249 hộ dân đang sinh sống; sửa chữa 3 lô chung cư cũ, với quy mô 10.000 m2 sàn; khởi công xây mới thay thế 61 lô chung cư cũ, với quy mô khoảng 9.870 căn hộ, tương đương 01.696m2 sàn. Hiện thành phố có 474 chung cư cũ, hư hỏng đang trong giai đoạn báo động đỏ, được xây dựng từ trước năm 1975. Đến nay, thành phố mới tháo dỡ được 32 chung cư cũ.


    Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này