Sóng Elliott ? Toàn tập về lý thuyết sóng Elliott từ A đến Z..

Thảo luận trong 'Kết nối đam mê' bắt đầu bởi Khúc Thành Thắng, 19/5/19.

  1. Sóng Elliott ? Toàn tập về lý thuyết sóng Elliott từ A đến Z..

    Sóng Elliott ? Toàn tập về lý thuyết sóng Elliott từ A đến Z..

    LIÊN HỆ (1,445 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Khúc Thành Thắng
    3. Ngày đăng: 19/5/19 lúc 21:49
    4. Số điện thoại: 0906888494
  2. Khúc Thành Thắng

    Khúc Thành Thắng Quảng Bá Kinh Doanh Thành viên BQT Thành viên Ban Quản Trị

    Tham gia:
    17/2/19
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Sóng Elliot là một phương pháp phân tích kỹ thuật được áp dụng khá rộng rãi và phổ biến trong giới trader hiện tại.

    Lý thuyết sóng Elliott có thể giúp các nhà đầu tư/đầu cơ phát hiện ra xu hướng thị trường và những giai đoạn điều chỉnh giá để ra quyết định "lướt sóng" chắc ăn hơn.


    Sóng Elliott là gì? Ngọn nguồn và Mục đích
    [​IMG]

    Năm 1930, Ralph Nelson Elliott, "cha đẻ" của sóng Elliott (tiếng anh là Elliot Waves) – một kế toán viên chuyên nghiệp người Mỹ, đã phát hiện ra các nguyên lý xã hội cơ bản và áp dụng cho việc phát triển công cụ phân tích những chu kỳ thị trường tài chính, đồng thời dự báo xu hướng thị trường từ các thái cực trong tâm lý nhà đầu tư.

    Theo như lý thuyết sóng Elliott được ông xuất bản trong cuốn The Wave Principle (Nguyên tắc của Sóng) năm 1938, dựa vào nền tảng lý thuyết Dow Jones và quá trình quan sát các mẫu hình sóng lặp đi lặp lại, ông cho rằng "vì con người lệ thuộc vào chuỗi hành động mang tính nhịp điệu, các tính toán phải thực hiện với các hoạt động của mình có thể được dự đoán xa vào tương lai với sự căn chỉnh và độ chắc chắn không thể đạt được cho tới nay". (theo Wikipedia)

    Tuy nhiên, giá trị thực nghiệm của nguyên lý sóng Elliott vẫn còn gây nên nhiều tranh cãi cho đến nay.

    Mặc dù vậy, bằng cách phân tích kỹ lưỡng dữ liệu chứng khoán suốt 75 năm, Elliott đã đúc kết được một điều, rằng thị trường được giao dịch theo những chu kỳ lặp đi lặp lại, và hầu hết đều chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc của nhà đầu tư bị tác động bởi tin tức hoặc tâm lý đám đông.

    Như vậy có nghĩa là nếu bạn có thể nhận diện đúng đắn những mô hình lặp lại trong giá, bạn có thể dự đoán được xu hướng tăng/giảm trong thời gain tiếp theo. Đây cũng chính là điều khiến sóng Elliott trở nên hấp dẫn đối với các trader, bởi vì nó giúp họ bắt đỉnh và đáy mang tính chuẩn xác khá cao.

    Mô hình sóng Elliott
    Trong mô hình bước sóng Elliott, giá cả thị trường thay thế giữa một giai đoạn bốc đồng hay giai đoạn "vận động", và một giai đoạn điều chỉnh trên tất cả các quy mô thời gian của xu hướng, như hình minh hoạ.

    [​IMG]

    Các bốc đồng luôn được chia nhỏ thành một tập hợp gồm 5 sóng cấp độ thấp hơn, xen kẽ giữa tính cách vận động và điều chỉnh, do đó sóng 1, 3, và 5 là thúc đẩy, và sóng 2 và 4 là các thoái lui nhỏ hơn của sóng 1 và 3.

    Các sóng điều chỉnh được chia nhỏ thành 3 sóng cấp độ nhỏ hơn bắt đầu với một xung xu hướng trái ngược sóng 5, một thoái lui, và một xung khác.

    Trong một thị trường gấu xu hướng chủ đạo là đi xuống, do đó, hình mẫu bị đảo ngược – năm sóng xuống và ba sóng lên. Các sóng vận động luôn luôn di chuyển với xu hướng, trong khi các sóng điều chỉnh di chuyển chống lại nó.

    1. Mô hình sóng đẩy 5 – 3

    Trong một chu kỳ tăng (uptrend) sẽ bao gồm 5 bước sóng tăng:

    • Mô hình 5 sóng đầu tiên được gọi là sóng đẩy (impulse waves) – sóng 1, 3, 5
    • Mô hình 3 sóng cuối được gọi là sóng điều chỉnh (corrective waves) – sóng 2 và 4
    Với ba quy tắc (3-Rule) bắt buộc khi đếm sóng Elliott bao gồm:

    • Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1
    • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất
    • Sóng 4 không được đi vào khu vực sóng 1
    [​IMG]

    Và ba hướng dẫn (3-Guideline):

    • Khi sóng 3 là sóng dài nhất, sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1
    • Cấu tạo sóng 2 và sóng 4 sẽ thay thế nhau – nếu sóng 2 là sóng hiệu chỉnh phức tạp & mạnh (sharp) thì sóng 4 sẽ hiệu chỉnh đơn giản & phẳng (fiat), hoặc ngược lại
    • Sau 5 sóng đẩy tăng, sóng hiệu chỉnh (A, B, C) thường kết thúc tại vùng đáy của sóng 4 trước đó
    [​IMG]

    2. Mô hình sóng điều chỉnh ABC

    Sau khi 5 sóng đẩy kết thúc thì một chu kỳ điều chỉnh bắt đầu với tối thiểu 3 sóng giảm điều chỉnh (A-B-C hoặc a-b-c). Quá trình điều chỉnh có thể phức tạp hơn tùy theo dạng sóng mà một số chu kỳ điều chỉnh có thể kéo dài hơn 3 sóng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Theo Elliott, thì có đến 21 mô hình sóng điều chỉnh từ cơ bản đến phức tạp, nhưng hầu hết đều chỉ là triển khai tứ 3 mô hình chính dưới đây:

    2.1 Mô hình Zig-Zag (Sóng Zig-Zag)

    Là một dạng sóng điều chỉnh của sóng Elliott, cấu trúc là 5-3-5, thường bắt gặp chủ yếu ở sóng 2. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp sóng 2 đi ngang (sideway) thì khả năng zig-zag sẽ xuất hiện ở sóng 4 là khá cao, theo quy luật hoán đổi (alternation).

    Điểm khác biệt giữa sóng zig-zag và flat là cấu trúc, và sóng B không thể trở lại điểm xuất phát của sóng A trong trường hợp của sóng zig-zag.

    [​IMG]

    [​IMG]

    2.2 Mô hình phẳng (Sóng Flat)

    Là một dạng sóng điều chỉnh của sóng Elliott theo cấu trúc 3-3-5, thường gặp ở sóng 2, 4 và các sóng A, B, C theo chu kỳ điều chỉnh, bao gồm 3 dạng chính: Regular Flat, Expanded Flat và Running Flat.

    Trong mô hình phẳng, chiều rộng của các sóng thường ngang nhau, với sóng B ngược đầu sóng A và sóng C ngược với B. Lưu ý đôi khi sóng B vẫn có thể vượt qua điểm bắt đầu sóng A.

    [​IMG]

    [​IMG]

    2.3 Mô hình tam giác (Sóng Triangle)

    Là mô hình sóng điều chỉnh với cấu trúc 3-3-3-3-3, thường gặp nhất ở sóng 4 của chuỗi 5 sóng đẩy, hoặc sóng B của chuỗi sóng điều chỉnh A-B-C. Trong một số trường hợp thì Triangle là kết thúc của giai đoạn điều chỉnh (corrective phase) và điểm phá vỡ sẽ là bắt đầu cho một giai đoạn tăng trưởng mới.

    Triangle được tạo bởi 5 sóng đi ngược với xu hướng ban đầu và trong trạng thái đi ngang. Tam giác này có thể là tam giác cân, tam giác tăng, tam giác giảm hoặc tam giác mở rộng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ứng dụng chỉ báo sóng Eliott vào trong đầu tư
    • Xác định xu hướng: Giai đoạn sóng đẩy (impulsive phase) thường có cấu trúc 5 sóng, không bao giờ là 3. Do đó, khi phát hiện một giai đoạn tăng hoặc giảm với cấu trúc 5 sóng nhỏ bên trong thì có thể nắm bắt được xu hướng của thị trường đó.
    • Xác định vùng đảo chiều: Sau khi xác định xu hướng với 5 chuỗi sóng, trader có thể chờ đợi giai đoạn điều chỉnh lớn diễn ra và kết thúc. Thường giai đoạn điều chỉnh kết thúc tại mức 50% và 61.8% của dãy Fibonacci Retracement. Trong trường hợp sóng tăng mạnh và dốc, thì mức 38.2% sẽ là mức điều chỉnh và tạo đáy lý tưởng của giá. Từ đó, trader có thể quan sát diễn biến tại các vùng này trước khi ra quyết định đầu tư.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này