Sau nhịp hồi phục: Nhiều quĩ đầu tư chưa thoát lỗ khi NĐT cá nhân ồ ạt khoe lãi, ETF đang...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 18/6/20.

  1. Sau nhịp hồi phục: Nhiều quĩ đầu tư chưa thoát lỗ khi NĐT cá nhân ồ ạt khoe lãi, ETF đang...

    Sau nhịp hồi phục: Nhiều quĩ đầu tư chưa thoát lỗ khi NĐT cá nhân ồ ạt...

    LIÊN HỆ (280 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 18/6/20 lúc 13:45
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Hai tháng hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam giúp các quĩ đầu tư cải thiện đáng kể kết quả đầu tư nhưng vẫn chưa thoát khỏi trạng thái tỉ suất lợi suất lợi nhuận âm.


    Nhiều quĩ đầu tư sắp "vào bờ" sau 5 tháng, ETF đang hiệu quả hơn quĩ đóng

    [​IMG]

    Đồ họa: Đức Bùi


    Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tháng 4 và tháng 5 hồi phục mạnh sau khi giảm sâu trong quí đầu năm do tác động của dịch COVID-19. Việc một số bluechip tăng giá 50 - 70% thậm chí 100% từ vùng đáy thiết lập cuối tháng 3 đã cải thiện đáng kể hiệu suất đầu tư.

    Sau 5 tháng đầu tư, một số quĩ ngoại mặc dù có hiệu suất âm nhưng vẫn thoát khỏi trạng thái under-perform khi có tỉ suất lợi nhuận đầu tư cao hơn chỉ số tham chiếu như VN-Index hoặc VN30-Index.

    Đơn cử, tính đến hết tháng 5, quĩ thành viên của VinaCapital là VOF đang có hiệu suất là âm 4,2%. Trạng thái này đang tốt hơn so với quĩ đầu tư qui mô lớn nhất thị trường là VEIL do nhóm Dragon Capital quản lí (hiệu suất âm 11,2%), thậm chí là quĩ cùng nhóm VinaCapital là VinaWealth Equity Opportunity Fund (VEOF) (hiệu suất âm 10,9%).

    Trong nhóm dẫn đầu, hai quĩ ngoại qui mô nhỏ là PXP Vietnam Emerging Equity Fund và Tundra Vietnam Fund cũng đạt được trạng thái tương đối tích cực so với mặt bằng chung, với tỉ suất lợi nhuận đầu tư là âm 3,31% và âm 5,5%. Đây cũng là mức tỉ suất tốt nhất của các quĩ đóng trên TTCK Việt Nam sau 5 tháng đầu năm 2020.

    Tuy nhiên, theo quan sát thì các quĩ hoán đổi danh mục (ETF) lại đang có trạng thái tốt hơn so với các quĩ đóng. Mới đi vào hoạt động từ đầu tháng 5, VFMVN Diamond ETF có tỉ suất lợi nhuận đầu tư 10,4% tính đến 31/5. Đây là quĩ hiếm hoi có tỉ suất lợi nhuận dương.

    Một số ETF khác cũng đang có kết quả đầu tư tốt hơn so với VN-Index và VN30-Index, tạm nằm phía trên của bảng xếp hạng tính đến cuối tháng 5 như SSIAM VNFIN LEAD ETF (-7,38%), E1VFVN30 (-8,1%), FTSE ETF (9,15%), Premia MSCI Vietnam ETF (9,15%).

    Tương quan so sánh, các ETF phân bổ toàn bộ danh mục vào TTCK Việt Nam đang tích cực hơn so với những ETF có danh mục đầu tư tại nhiều quốc gia. Điển hình, iShares MSCI Frontier 100 ETF có tỉ suất lợi nhuận đầu tư âm 19,75%. VNM ETF ghi nhận hiệu suất âm 14,24% tính đến 31/5.

    Nhìn lại 5 tháng đầu năm nay, không riêng ETF, không ít quĩ đóng sẽ "tiếc nuối" vì nắm giữ tỉ trọng thấp cổ phiếu của Việt Nam. Kết quả là các "cá mập" này vẫn đang có kết quả đầu tư tồi tệ hơn rất nhiều so với các quĩ đang phân bổ toàn bộ danh mục vào TTCK Việt Nam.

    Cụ thể, Matthews Emerging Asia Fund đang có hiệu suất thấp nhất trong bảng xếp hạng với âm 27,4%. Quĩ này đang phân bổ khoảng 21% danh mục đầu tư vào TTCK Việt Nam. Tương tự, Tundra Sustainable Frontier Fund đang có tình trạng đối lập so với nhánh quĩ khác trong nhóm là Tundra Vietnam Fund khi có hiệu suất âm 13,6% tính đến 31/5.

    Trong nửa cuối bảng xếp hạng, có một số quĩ đóng quen thuộc khác đang có kết quả đầu tư kém sắc là Vietnam Holding (âm 14,5%), Vietnam Equity (UCITS) Fund (VEF) (âm 12,9%), Pyn Elite Fund (âm 10,29%).

    Tài sản của các quĩ đầu tư đang ra sao?

    [​IMG]

    Đồ họa: Đức Bùi


    Về thống kê giá trị tài sản ròng (NAV) của các quĩ, sau nhịp hồi phục trong tháng 4 và tháng 5, NAV của các quĩ cải thiện đáng kể. Đỉnh điểm trong đợt sụt giảm, thị trường chứng khoán Việt Nam vắng bóng quĩ đầu tư tỉ đô la khi NAV của quĩ lớn nhất thị trường VEIL do nhóm Dragon Capital quản lí giảm xuống dưới mốc 1 tỉ USD.

    Tính đến tháng 5, NAV của quĩ VEIL đạt hơn 1,3 tỉ USD. Hai quĩ khác là VOF và Pyn Elite Fund đang có giá trị tài sản ròng lần lượt là 698 triệu USD và 438 triệu USD.

    Những quĩ có giá trị tài sản ròng đạt hơn 100 triệu USD còn lại chủ yếu là các ETF như iShares MSCI Frontier 100 ETF, VNM ETF, E1VFVN30, FTSE ETF hoặc các quĩ đóng đa quốc gia như Matthews Emerging Asia Fund, Tundra Sustainable Frontier Fund.

    Trong 5 tháng đầu năm nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đón thêm hai quĩ ETF mới là VFMVN Diamond ETF và SSIAM VNFIN LEAD ETF. Đây là hai ETF được thành lập dựa trên chỉ số cho các mã hết "room" là VN Diamond và cổ phiếu tài chính là VNFin Lead.

    Tính đến cuối tháng 5, giá trị tài sản ròng của VFMVN Diamond ETF và SSIAM VNFIN LEAD ETF là 54 triệu USD và 19 triệu USD. Thống kê về hiệu suất và sự tăng trưởng mạnh sau khi ra mắt cho thấy hai ETF này là kênh đầu tư ưa thích hơn của khối ngoại. Trong tương lai, đây cũng là hai quĩ được kì vọng phát triển mạnh để giải quyết bài toán hết "room" còn đang nan giải của TTCK Việt Nam.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này