Sau hơn 30 năm, địa điểm quay "Tây Du Ký 1986" giờ ra sao?

Thảo luận trong 'Đầu HD - Tivi box - Camera quan sát' bắt đầu bởi Phim - 24H RSS, 5/5/19.

  1. Sau hơn 30 năm, địa điểm quay "Tây Du Ký 1986" giờ ra sao?

    Sau hơn 30 năm, địa điểm quay "Tây Du Ký 1986" giờ ra sao?

    LIÊN HỆ (572 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Phim - 24H RSS
    3. Ngày đăng: 5/5/19 lúc 08:34
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chủ Nhật, ngày 05/05/2019 00:38 AM (GMT+7)

    Nhiều địa danh trong bộ phim đến nay vẫn giữ được nét đẹp như 33 năm trước.


    Mới đây, nhà quay phim Vương Sùng Thu của bộ phim kinh điển Tây Du Ký bản 1986 đã chia sẻ một số hình ảnh của các địa điểm quay phim ngày ấy và bây giờ trên trang cá nhân của mình. Vương Sùng Thu là chồng của Dương Khiết, đạo diễn phim Tây Du Ký. Sau khi vợ qua đời năm 2017, ông chuyển sang hướng viết sách và tham gia nhiều buổi diễn giảng về nghề quay phim.

    [​IMG]

    Phân đoạn khi thầy trò Đường Tăng đi đến Nữ nhi quốc là cảnh quay kỳ công nhất. Cả đoàn phim đã phải di chuyển từ Hàng Châu đến Tô Châu, Thiệu Hưng để có những thước phim đẹp.


    Cảnh Quốc vương Nữ Nhi Quốc tiễn biệt Đường Tăng được thực hiện tại Vườn Bách thảo thuộc Hàng Châu, nơi cực kỳ yên tĩnh với hàng ngàn cây xanh và các vọng lâu cực kỳ đẹp mắt.


    Trong tập phim Trừ yêu ô kê quốc, Đấu pháp hàng tam quái có xuất hiện nhiều cảnh quay tại chùa Giới Đài nằm ở chân núi Mã Yên thuộc khu Môn Đầu Câu (cách trung tâm Bắc Kinh 35 km về phía tây).


    Ngôi chùa cổ này đã có tuổi thọ hơn 1.300 năm nhưng vẫn giữ được vẻ tôn nghiêm và linh thiêng.


    Còn trong phần Tôn Ngộ Không bị nhốt ở Ngũ Hành Sơn, đoàn làm phim đã đi đến Thiên Đồng Thiền Tự, nằm tại làng Thiên Đồng ở dưới chân núi Thái Bạch của Ngân huyện, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Đây cũng là một trong năm Tòng lâm lớn nhất Trung Quốc.


    Bức ảnh chùa Thiên Đồng làm Vương Sùng Thu vô cùng xúc động, ông viết: “Nhớ năm ấy, chúng tôi đến đây quay cảnh Đường Tăng giảng pháp kinh. Hơn 30 trôi qua nhưng từ đồ vẫn trang nghiêm như vậy”.


    Phần hai của bộ phim có cảnh bốn thầy trò đi qua bãi biển ở Phổ Đà Sơn, thuộc tỉnh Chiết Giang. Kiến trúc trong ảnh được gọi là Chiêu Dương Các. Trong tác phẩm Tây Du Ký, nơi đây được miêu tả như sau: “Đại dương mênh mông, thế nước đến trời. Tường quang lồng vũ trụ, khí lành chiếu non sông. Ngàn tầng sóng gào đến trời xanh, vạn lớp yên ba cuồn cuộn giữa trưa ngày…”


    Cảnh vua nhà Đường tiễn Đường Tăng được ghi hình tại Thanh Tây Lăng ở tỉnh Hà Bắc. Vương Sùng Thu chú thích bức ảnh chụp tại nơi đây rằng: "Con đường Đường Tam Tạng lên ngựa quay lưng đi đến nay đã hơn 30 năm. Thời gian trôi nhanh, người cũng đổi thay mà con đường ở Thanh Tây Lăng vẫn như vậy".


    Hiện nay, Thanh Tây Lăng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại Trung Quốc. Nơi đây đặt lăng mộ của 4 vị hoàng đế Ung Chính, Gia Khánh, Đạo Quang, Quang Tự; 3 vị hoàng hậu, 7 cung phi, hoàng tử và công chúa; tổng cộng 76 người.
    [​IMG]

    Thật khó tin những màn đánh võ, biến hóa khôn lường lại được xử lý bằng kỹ xảo “nghèo nàn“ như vậy.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này