Sau Công Vinh, app cá độ dùng nữ sinh để quảng cáo trên TikTok

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Biên Tập Viên, 7/6/21.

  1. Sau Công Vinh, app cá độ dùng nữ sinh để quảng cáo trên TikTok

    Sau Công Vinh, app cá độ dùng nữ sinh để quảng cáo trên TikTok

    LIÊN HỆ (415 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Biên Tập Viên
    3. Ngày đăng: 7/6/21 lúc 15:00
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Ngoài dùng hình ảnh Công Vinh, app cá độ BK* còn xuất hiện dày đặc trên các nền tảng mạng xã hội khác.


    Không chỉ sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, trang web cờ bạc có hình ảnh của Công Vinh còn “đổ bộ” lên nhiều nền tảng từ YouTube, Facebook đến TikTok.

    Cụ thể, khi tìm kiếm từ khóa BK* trên YouTube, các kết quả đầu tiên sẽ là liên kết được gắn nhãn quảng cáo. Điều này có nghĩa YouTube đã nhận tiền để ưu tiên hiện thị nội dung này với người dùng.

    Trên TikTok, khi tìm từ khóa “BK*” người dùng sẽ tiếp cận được hàng trăm video với hashtag, hình ảnh của nền tảng cá cược này. Theo thống kê của TikTok, tổng lượt xem của các video có hashtag BK* đã đạt hơn 10 triệu.

    [​IMG]
    Nữ sinh nhảy múa với áo có logo một ứng dụng cá cược.

    Các video quảng cáo cho BK* trên TikTok thường có nội dung nhảy múa. Những nhân vật sẽ mặc áo logo BK*, biểu diễn các động tác trên nền nhạc do TikTok cung cấp. Để tăng tiếp cận cho các video này, chủ tài khoản còn gắn thêm hashtag #xuhuongtiktok. Thậm chí, một số tài khoản còn mặc đồng phục học sinh, quay các clip quảng cáo cá cược ngay tại lớp học.

    Trước đó, cựu cầu thủ Công Vinh cũng xuất hiện trong một video quảng cáo cho BK*. Trong video, Công Vinh mặc áo có logo BK* và nhảy múa tương tự các clip trên TikTok. Ngoài ra, Công Vinh khẳng định nhiều lần “BK* Live TV là lựa chọn của mình”. Trong một số cảnh quay, nam cầu thủ còn ký vào hợp đồng “đại sứ thương hiệu”, nhảy múa, mặc áo in logo BK*.

    Đây không phải lần đầu nền tảng TikTok được sử dụng như một công cụ quảng bá các cược. Tháng 4, hai tài khoản TikTok có hàng triệu lượt theo dõi như Trần Thanh Tâm hay Long Chun cũng quảng cáo cho trang cá cược B**.

    Zing đã liên hệ TikTok để hiểu thêm chính sách quản lý nội dung cá cược của nền tảng này. Tuy đã nhận được email nhưng suốt 2 tháng, phía TikTok chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào.

    [​IMG]
    Công Vinh cũng khoác áo BK* để nhảy múa trong một video quảng cáo.

    “Chúng tôi không cho phép nội dung quảng bá dịch vụ cờ bạc hoặc có thể được coi là quảng cáo cho sòng bạc, cá cược thể thao hoặc bất kỳ hoạt động cờ bạc thương mại nào khác”, trích nội dung chính sách của TikTok.

    Trên thực tế, đội ngũ kiểm duyệt của TikTok không hoạt động hiệu quả. Các nội dung từ quảng cáo trang cờ bạc, phân biệt vùng miền, bạo lực, ngôn ngữ thù địch, quay lén… đều xuất hiện với hàng triệu lượt xem. Theo một nguồn tin giấu tên từ TikTok, mỗi kiểm duyệt viên của công ty tại Việt Nam đang trong tình trạng quá tải bởi họ phải xem hơn 1.000 video mỗi ngày. Vì vậy, khâu kiểm duyệt của TikTok không thể hoàn toàn hiệu quả.

    Theo luật sư Nguyễn Đức Toàn – Đoàn Luật sư TP.HCM, hành vi quảng cáo cho trang cá cược trái phép bị cấm tại Việt Nam. Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo với mức phạt tiền từ 1-90 triệu đồng.

    Thứ hai, việc thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự, cụ thể tại Điều 197 Bộ luật hình sự 2015.

    Trước đó, trong cuộc làm việc với Bộ Văn hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã lưu ý thực trạng văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp. Theo ông Chính, phải phân tích kỹ lưỡng, đánh giá chính xác vấn đề này để có giải pháp phù hợp, hiệu quả.

    Theo quy định tại Luật Quảng cáo 2012, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Các bộ, ngành còn lại có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

    Trên thực tế, vai trò quản lý quảng cáo có tính liên ngành. Ví dụ, các sở văn hóa địa phương được giao quản lý hoạt động quảng cáo (không bao gồm quảng cáo trên báo chí, môi trường mạng…). Việc quản lý quảng cáo trên môi trường mạng lại thuộc các sở thông tin và truyền thông (theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP).

    Với một số vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quảng cáo trên mạng xã hội như hiện nay, đại diện Cục Văn hóa cơ sở cho biết Bộ Văn hóa sẽ tăng cường phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nông nghiệp và Công thương trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo, đồng thời nắm bắt những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về quảng cáo gây khó khăn cho công tác quản lý.

    ZING
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này