Rủi ro nằm trọn tại nhà đầu tư, lỗi hệ thống giao dịch sẽ làm mất niềm tin vào thị trường...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 20/5/20.

  1. Rủi ro nằm trọn tại nhà đầu tư, lỗi hệ thống giao dịch sẽ làm mất niềm tin vào thị trường...

    Rủi ro nằm trọn tại nhà đầu tư, lỗi hệ thống giao dịch sẽ làm mất niềm...

    LIÊN HỆ (207 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 20/5/20 lúc 10:36
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Trong những năm gần đây, chủ đề tạo dựng lòng tin cho giới đầu tư chứng khoán luôn được những lãnh đạo cấp cao của nhà nước hướng đến. Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra là việc lỗi hệ thống giao dịch chứng khoán trong những phiên biến động mạnh đang tác động không nhỏ đến niềm tin trên thị trường.


    Niềm tin nhà đầu tư đang trở lại trên thị trường chứng khoán


    Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong giai đoạn hồi phục mạnh mẽ. Kể từ bắt đầu đợt tăng điểm đầu tháng 4, VN-Index tăng hơn 180 điểm. Sau khi rơi xuống vùng đáy vào cuối tháng 3, hàng trăm cổ phiếu có tỉ lệ tăng giá trên 50%, thậm chí có bluechip tăng gần gấp đôi tại vùng đáy.

    Thống kê trong nhóm VN30, khoảng 2/3 cổ phiếu trong rổ này đang trở lại vùng giá trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát vào đầu tháng 3.

    Theo đà hồi phục, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp có dấu hiệu tích cực khi ghi nhận số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới cao nhất trong hai năm trở lại đây. Số lượng tài khoản tăng đột biến này ghi nhận lần gần đây nhất khi VN-Index trở lại vùng đỉnh 10 năm 1.200 điểm vào đầu tháng 4/2018.

    Với diễn biến khởi sắc, sự quan tâm đến kênh đầu tư trên thị trường chứng khoán được đẩy lên. Minh chứng bằng việc dòng tiền của nhà đầu tư nội trở lại. Thống kê từ ngày 1/3 đến giữa tháng 5, NĐT cá nhân trong nước mua ròng hơn 8.200 tỉ đồng.

    Trước đó, NĐT cá nhân trong nước rút ròng hơn 3.080 tỉ đồng trong tháng 1. Năm 2019 ghi nhận giá trị rút ròng của nhóm này là 31.210 tỉ đồng.

    Phá vỡ kịch bản "Sell in May" trong tháng 5, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp chứng kiến các phiên tăng điểm với thanh khoản cao kỉ lục, trung bình 6.000 – 7.000 tỉ đồng. Thậm chí phiên giao dịch 20/5 ghi nhận giá trị giao dịch vượt 10.000 tỉ đồng. Đây là những con số trước đó chỉ có khi thị trường vào giai đoạn tăng giá mạnh đầu năm 2018.

    Công bằng để nói rằng niềm tin đã trở lại đối với giới đầu tư trong nước.

    "Dòng tiền chuyển biến nhanh từ trạng thái lo sợ, bán tháo do lo ngại của dịch bệnh COVID-19 sang trạng thái tích cực tạo ra nhiều bất ngờ lớn, thậm chí bất ngờ ngay cả với nhóm "gạo cội" hoặc nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng không nghĩ tới", Giám đốc môi giới của Công ty chứng khoán tại Hà Nội chia sẻ.

    [​IMG]

    Thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh kể từ đầu tháng 4. Nguồn: TradingView


    Trở lại câu chuyện niềm tin của nhà đầu tư, đây là một yếu tố quan trọng để "giữ chân" và thu hút dòng tiền trên thị trường chứng khoán.

    Quay trở lại giai đoạn 2008 - 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục bị bán tháo, cổ phiếu giảm sàn hàng chục phiên liên tiếp. Thời điểm đó, mọi thông tin hỗ trợ thị trường không có nhiều tác động trong việc "cầm máu" của đám đông.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, giới đầu tư phản ứng mạnh hơn với những thông tin hỗ trợ. Điển hình, thị trường có chuỗi phiên tăng điểm mạnh nhờ việc Việt Nam kiểm soát tốt dịch COVID-19 và không ghi nhận ca nhiễm mới ngoài cộng đồng trong nhiều ngày.

    Hoặc sự kì vọng của NĐT trong nước vào đầu tư công của Chính phủ, làn sóng dịch chuyển các công xưởng thế giới sang Việt Nam tạo nên các "sóng" tăng giá của nhóm cổ phiếu dòng thép, bất động sản khu công nghiệp.

    Rõ ràng rằng tác động của dịch COVID-19 là rất lớn đối với nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Nhưng niềm tin về sự hồi phục bằng sự can thiệp của các chính sách đã thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh mẽ thời gian qua.

    Trong những năm gần đây, chủ đề tạo dựng lòng tin cho giới đầu tư chứng khoán luôn được những lãnh đạo cấp cao của nhà nước hướng đến.

    Tại lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu nhiệm vụ trọng tâm của thị trường là đảm bảo kỉ cương, kỉ luật thị trường, tạo dựng lòng tin cho công chúng đầu tư.

    Trước đó, khi đánh cồng đầu xuân Kỷ Hợi (2019), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính, UBCKNN trong việc làm cho thị trường chứng khoán gần với người dân hơn nhưng không phải bằng tư duy về một trò chơi như cách gọi "chơi chứng khoán" mà là phương thức đầu tư an toàn, hiệu quả.

    Gần đây nhất, để góp phần ổn định tâm lí NĐT khi dịch bệnh COVID-19 bùng nổ, không ít lần người đứng đầu UBCKNN đã lên tiếng về thị trường.

    [​IMG]

    Tạo dựng lòng tin cho công chúng đầu tư chứng khoán là một mục tiêu được những lãnh đạo cấp cao hướng đến. Ảnh: HNX


    Liên tục gặp lỗi hệ thống tại công ty chứng khoán: Nhà đầu tư sẽ mất niềm tin

    Bàn luận câu chuyện của các nhà đầu tư cá nhân tại Viêt Nam, trong hơn một năm gần đây, nhóm này được hưởng lợi từ làn sóng cạnh tranh giá rẻ về phí giao dịch của các công ty chứng khoán đặc biệt từ các công ty chứng khoán ngoại.

    Trong thời kì thị trường bị bán tháo do tác động bởi dịch COVID-19, hàng loạt công ty chứng khoán lớn tung các chính sách nhằm giữ chân hoặc thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường bằng các gói cho vay margin lãi suất thấp hoặc giảm phí giao dịch như SSI, Mirae Asset (Việt Nam), KB Việt Nam, KIS, Yuanta Việt Nam…

    Nhưng khi thị trường trở nên nhộn nhịp hơn, thì câu chuyện lỗi hệ thống giao dịch tại các công ty chứng khoán trở nên nhức nhối, đang tác động không nhỏ đến niềm tin của giới đầu tư.

    Việc ngẫu nhiên lỗi hệ thống tại các công ty chứng khoán trong các phiên thị trường biến động mạnh khiến các nhà đầu tư cá nhân hoài nghi về sự tác động để cá mập có thể thoát hàng. Thậm chí thuật ngữ "rút phích" ngày càng trở nên dày đặc hơn trên các diễn đàn chứng khoán với hàng trăm nghìn nhà đầu tư tham gia.

    Đơn cử, trong đợt thị trường bán tháo do dịch COVID-19, hệ thống giao dịch của Chứng khoán VNDirect liên tục gặp lỗi hệ thống giao dịch khiến nhà đầu tư "dở khóc dở cười" khi không thể đặt lệnh bán ra, chấp nhận nhìn cổ phiếu trong danh mục giảm sàn.

    Phiên giao dịch ngày 20/4, ghi nhận trong hệ thống của HOSE, số lượng lỗi giao dịch 2G của Chứng khoán VNDirect đã vượt quá qui định. HOSE phải ngắt kết nối giao dịch trực tuyến đối với VNDirect kể từ 14 giờ 17 phút 28 giây.

    [​IMG]

    Hệ thống giao dịch của Chứng khoán VNDirect liên tục báo lỗi trong các phiên biến động mạnh. Ảnh: Lợi Hoàng


    Gần đây, trong phiên giao dịch ngày 19/5, hệ thống giao dịch của Chứng khoán VPS gặp lỗi hệ thống khiến nhà đầu tư chứng khoán phái sinh không thể đặt lệnh trong phiên sáng đã tác động không nhỏ đến thanh khoản của thị trường này và hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư.

    Điều đáng nói Chứng khoán VPS đang chiếm thị phần lớn giao dịch chứng khoán phái sinh, do đó sự thiệt hại sẽ lớn hơn đối với thị trường khi công ty này gặp lỗi hệ thống giao dịch.

    Về vấn đề rủi ro do lỗi hệ thống giao dịch, dù ngẫu nhiên hay đến từ sự cố đường truyền như các công ty chứng khoán giải trình thì thiệt hại luôn luôn thuộc về nhà đầu tư.

    Đơn cử, trong hợp đồng mở tài khoản của Chứng khoán VPS có nêu "Chứng khoán VPS không chịu trách nhiệm trong các trường hợp rủi ro hoặc hậu quả xuất phát từ lỗi của hệ thống hay của chính khách hàng hoặc của bất kì bên thứ ba nào khác".

    Như vậy, khi nhà đầu tư đặt bút kí vào bản hợp đồng mở tài khoản giao dịch đồng nghĩ với việc chấp nhận các rủi ro về lỗi hệ thống giao dịch về phần mình.

    Chia sẻ về thực trạng này, nhà đầu tư T. K. nói: "Việc hệ thống giao dịch các công ty chứng khoán thường xuyên lỗi hệ thống, nhà đầu tư phải chấp nhận "sống chung với lũ". Dù tình huống nào thì rủi ro cũng phải chấp nhận. Tuy nhiên, tôi mong muốn vấn đề này không kéo dài mãi, nếu không cũng mất niềm tin khi giao dịch trên thị trường".
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này