Rót hơn 10.700 tỉ đồng vào TTCK Việt Nam trong 9 tháng, khối ngoại mua vào cổ phiếu nào...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 10/10/19.

  1. Rót hơn 10.700 tỉ đồng vào TTCK Việt Nam trong 9 tháng, khối ngoại mua vào cổ phiếu nào...

    Rót hơn 10.700 tỉ đồng vào TTCK Việt Nam trong 9 tháng, khối ngoại mua...

    LIÊN HỆ (208 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 10/10/19 lúc 00:42
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Trong 9 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 10.700 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, đây chủ yếu là các giao dịch thỏa thuận, đến từ các thương vụ bán cổ phần của Vingroup, Masan, Minh Phú...


    Tập trung giao dịch nhóm VN30, khối ngoại mua ròng nghìn tỉ đồng với những thương vụ lớn như Vingroup, Masan, Petrolimex

    [​IMG]

    Top10 cổ phiếu được khối ngoại mua/bán ròng nhiều nhất trên HOSE trong 9 tháng đầu năm. Nguồn: Hoàng Linh tổng hợp


    Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng tổng cộng hơn 10.215 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm với khối lượng hơn 26,06 triệu đơn vị. Trong đó, 4 cổ phiếu được khối này mua vào với giá trị trên 1.000 tỉ đồng gồm VIC, MSN, PLX và VCB.

    Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu VIC của Vingroup với giá trị gần 6.558 tỉ đồng. Được biết, trong tháng 5, Tập đoàn SK (Hàn Quốc) đăng kí mua 154,3 triệu cổ phiếu phát hành theo phương án chào bán riêng lẻ từ Vingroup và mua lại 51,4 triệu cổ phiếu thứ cấp từ VinCommerce, với giá trung bình là 113.000 đồng một cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch mà SK cần chi lên tới 23.300 tỉ đồng, tương ứng 1 tỉ USD.

    Phiên giao dịch sáng 21/5, cổ phiếu VIC được thỏa thuận hơn 51,4 triệu cổ phiếu tại mức giá 113.000 đồng/cp. Tổng giá trị giao dịch này đã lên tới hơn 5.812 tỉ đồng.

    Theo sau đó, cổ phiếu MSN của Masan Group cũng được khối ngoại mua ròng gần 2.584 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm. Hoạt động mua ròng cổ phiếu MSN tập trung trong quí đầu năm nay. Điển hình, phiên 14/2, NĐT nước ngoài mua ròng 1.249 tỉ đồng cổ phiếu MSN.

    Hai cổ phiếu khác là PLX và VCB cũng được mua ròng với giá trị lần lượt 2.019 tỉ đồng và 1.582 tỉ đồng. Trong quí II, hoạt động mua ròng cổ phiếu PLX diễn ra liên tục khi Petrolimex đăng kí bán ra 20 triệu cổ phiếu quĩ.

    Top10 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất 9 tháng đầu năm còn có các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như MWG (569,14 tỉ đồng), GAS (527,77 tỉ đồng), GEX (479,95 tỉ đồng), AST (458,51 tỉ đồng) và CTD (430,94 tỉ đồng).

    Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VJC của Vietjet dẫn đầu giá trị bán ròng trên sàn HOSE với 2.239 tỉ đồng. Trong kì cơ cấu danh mục quí III, hai quĩ ETF là FTSE và VNM thêm mới cổ phiếu VJC vào danh mục. Cùng với đó, cổ phiếu HDB của HDBank bị bán ròng 841,13 tỉ đồng trong 3 quí đầu năm nay, ghi nhận cổ phiếu ngân hàng duy nhất nằm trong Top10 mã bị bán ròng mạnh nhất trên HOSE.

    Trái với diễn biến của cổ phiếu VIC, cổ phiếu VHM bị bán ròng tổng cộng 1.139 tỉ đồng trong 9 tháng. Một mã Bluechip khác là VNM bị 'xả' gần 400 tỉ đồng.

    Top10 mã bị bán ròng nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm trên HOSE còn có các cổ phiếu vốn hóa trung bình và lớn khác như DHG (674 tỉ đồng), SBT (547 tỉ đồng), HPG (467 tỉ đồng), NBB (461 tỉ đồng), HBC (386,3 tỉ đồng), YEG (378 tỉ đồng).

    Khối ngoại bán ròng nghìn tỉ cổ phiếu Viglacera trong 9 tháng đầu năm


    Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 729,3 tỉ đồng với khối lượng gần 48,2 triệu đơn vị. Hoạt động bán ròng tập trung vào cổ phiếu VGC (1.090,72 tỉ đồng). Tuy nhiên, ngày 29/5, Viglacera hủy niêm yết trên HNX và chuyển niêm yết sang sàn HOSE.

    [​IMG]

    Top10 cổ phiếu được khối ngoại mua/bán ròng nhiều nhất trên HNX trong 9 tháng đầu năm. Nguồn: Hoàng Linh tổng hợp


    Top 10 cổ phiếu bán ròng mạnh nhất trên HNX ghi nhận hai cổ phiếu bị 'xả' với giá trị trên 100 tỉ đồng là SHS (115,7 tỉ đồng), CEO (101,66 tỉ đồng).

    Trong 9 tháng đầu năm nay, khối ngoại gia tăng áp lực bán ròng lên các cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn này như ACB, TNG, NTP, VCS, VCG.

    Ở chiều ngược lại, cổ phiếu PVI của Bảo hiểm PVI dẫn đầu giá trị mua ròng trên HNX với 406,74 tỉ đồng. Được biết, trong tháng 7, cổ đông ngoại lớn nhất của công ty là HDI Global SE công bố mua vào 2,8 triệu cổ phiếu PVI. Sau giao dịch lần này, HDI Global tăng sở hữu tại PVI lên 94,9 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 41,05%.

    Trong danh sách mua ròng trăm tỉ đồng trên HNX còn có hai cổ phiếu là CDN và PVS với giá trị lần lượt là 401,18 tỉ đồng và 205,28 tỉ đồng. Top 10 mã được khối ngoại 'gom' nhiều nhất còn có các phiếu như SHB, NRC, DGC và TIG. Ba mã AMV, IDV và PGT được mua ròng với giá trị dưới 10 tỉ đồng.

    Mua ròng nghìn tỉ đồng trên UPCoM, khối ngoại tập trung 'gom' MPC, QNS, VTP, VEA


    Trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 1.222 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm nay. Hoạt động mua ròng tập trung vào các mã như MPC (505 tỉ đồng). Chỉ tính riêng phiên 24/5, khối ngoại mua ròng 425,6 tỉ đồng cổ phiếu này.

    Trước đó, ngày 16/5, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã thông qua việc phát hành 60 triệu cổ phần cho tổ chức MPM Investments Pte. Ltd.

    [​IMG]

    Top10 cổ phiếu được khối ngoại mua/bán ròng nhiều nhất trên UPCoM trong 9 tháng đầu năm. Nguồn: Hoàng Linh tổng hợp


    Top 10 cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất trên thị trường UPCoM 9 tháng đầu năm nay còn có các cổ phiếu như VTP (454 tỉ đồng), VEA (233,2 tỉ đồng). Các cổ phiếu khác được mua ròng với giá trị dưới 100 tỉ đồng như ACV (91,8 tỉ đồng), GVR (54,7 tỉ đồng), TBD (52,1 tỉ đồng) và NTC (50,7 tỉ đồng).

    Ở chiều bán ra, cổ phiếu IDC dẫn đầu với giá trị 629,38 tỉ đồng. Một cổ phiếu khác cũng bị xả trên 100 tỉ đồng là BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị 202,65 tỉ đồng. Danh sách bị bán ròng trên UPCoM trong ba quí đầu năm nay còn có các cổ phiếu như CTR (66,2 tỉ đồng), LPB (31 tỉ đồng), HND (21,7 tỉ đồng), C21 (16,2 tỉ đồng), SAS (14,24 tỉ đồng), MSR (11,61 tỉ đồng), PXL (9,2 tỉ đồng), VGI (6,9 tỉ đồng).
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này