Quy trình thủ tục thành lập công ty

Thảo luận trong 'Linh Tinh' bắt đầu bởi hotrotinviet, 25/7/21.

  1. Quy trình thủ tục thành lập công ty

    Quy trình thủ tục thành lập công ty

    LIÊN HỆ (156 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Tp. Hồ Chí Minh
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: hotrotinviet
    3. Ngày đăng: 25/7/21 lúc 10:06
    4. Số điện thoại: 0969541541
  2. hotrotinviet

    hotrotinviet Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    15/7/21
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Bước 1. Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ công ty/doanh nghiệp

    1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

    Có rất nhiều các loại hình công ty/doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập công ty cần nắm rõ các quy trình thủ tục thành lập công ty của từng loại hình, từ đó lựa chọn để phù hợp với tình hình, với tầm nhìn phát triển của công ty. Có 5 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam, các loại hình này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần dưới nhé.

    [​IMG]

    + Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
    + Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV)
    + Công ty/doanh nghiệp tư nhân
    + Công ty cổ phần
    + Công ty hợp danh

    2. Chuẩn bị CMND (hộ chiếu) bản sao công chứng:

    Bản sao công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm.

    3. Lựa chọn đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:

    Người thành lập công ty hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản (đối chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Doanh Nghiệp )

    Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,….

    4. Lựa chọn vốn điều lệ:

    Sẽ được nói chi tiết tại phần dưới của bài

    5. Lựa chọn chức danh người đại diện công ty:

    Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc

    6. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh:

    Bạn cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình có cần điều kiện bổ sung gì không (vốn pháp định, các quy định khác,…)

    Bước 2. Tiến Hành Thành Lập Công Ty

    1. Soạn thảo hồ sơ công ty

    Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:

    a. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
    b. Dự thảo điều lệ công ty
    c. Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
    d. Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
    e. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
    f. Văn bản xác nhận vốn pháp định
    g. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề

    2. Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

    3. Trường hợp ủy quyền đi nộp phải có giấy ủy quyền

    4. Có thể đăng ký thành lập của Website của sở kế hoạch đầu tư để tiết kiệm thời gian

    Đăng ký tại website: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn

    5. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ


    Bước 3. Thủ Tục Làm Con Dấu Pháp Nhân

    1. Cầm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty
    2. Dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp
    3. Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND

    Bước 4. Thủ Tục Thành Lập Sau Công ty

    1. Tiến hành khai thuế ban đầu
    2. Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử
    3. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
    ( Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm, và mức thu phân theo bậc.
    4. Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế Giá Trị Gia Tăng
    5. Làm thủ tục mua, đặt in hóa đơn
    6. Dán hoặc treo mẫu hóa đơn liên 2 tại trụ sở công ty
    7. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này