Quy hoạch đô thị biển, nhìn rộng hơn từ Bình Định

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 22/6/19.

  1. Quy hoạch đô thị biển, nhìn rộng hơn từ Bình Định

    Quy hoạch đô thị biển, nhìn rộng hơn từ Bình Định

    LIÊN HỆ (416 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 22/6/19 lúc 23:52
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Bình Định tiên phong

    Chính quyền tỉnh Bình Định mới đây cho biết, sẽ quyết tâm di dời 3 khách sạn lớn ở phía Đông đường An Dương Vương, sát bãi biển Quy Nhơn để trả lại không gian công cộng cho người dân. Cụ thể, đó là các khách sạn: Hải Âu (4 sao), Hoàng Yến (3 sao) và Bình Dương (2 sao).

    Diện tích đất thu hồi từ các khách sạn này sẽ được dành để xây dựng công viên, các công trình công cộng, tiện ích cho người dân và du khách.

    Định hướng quy hoạch không gian đô thị biển của TP. Quy Nhơn thời gian tới là sẽ trả lại không gian biển cho cộng đồng, biển Quy Nhơn sẽ không có rào chắn, không cấp cho các nhà đầu tư khai thác.

    Ý tưởng trả lại không gian biển cho người dân đã được thai nghén từ trước, Bình Định cũng đã mất vài năm để làm việc với các cơ quan liên quan như chủ sở hữu các khách sạn, Bộ Quốc phòng (Khách sạn Bình Dương thuộc Binh đoàn 15, Bộ Quốc phòng), rồi lên kế hoạch cấp đất mới, bồi thường, xây dựng công trình công cộng cho cộng đồng...

    Dự kiến, cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, tỉnh sẽ tiến hành di dời Khách sạn Bình Dương, khách sạn đầu tiên trong lộ trình.

    Chủ trương của Bình Định không chỉ hợp lòng dân, mà còn được lòng cả các doanh nghiệp.

    Ông Nguyễn Trường Vinh, Giám đốc Khách sạn Bình Dương cho biết, Khách sạn Bình Dương có vị trí "đắc địa", sát biển. Tuy nhiên, từ nhu cầu chỉnh trang để phát triển đô thị, cần thu hồi đất để xây dựng công viên và công trình công cộng tiện ích cho người dân và du khách, đơn vị sẵn sàng di dời.

    "Trả lại không gian biển cho cộng đồng là điều ai cũng mong muốn. Chúng tôi tiên phong làm gương để những khách sạn khác thực hiện theo. Chúng tôi đề nghị và mong muốn tỉnh Bình Định thực hiện đúng cam kết, mặt bằng sau khi thu hồi chỉ được thực hiện công trình cho cộng đồng hưởng thụ", ông Vinh nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Đà Nẵng ngày càng nhiều khách sạn mọc lên gần biển. Ảnh: Thành Nguyễn


    Còn theo ông Nguyễn Hoàng Vũ, Giám đốc Khách sạn Hoàng Yến, có không gian thoáng đãng, kết nối liên hoàn cho cộng đồng là điều ai cũng mong muốn. Khi hết hạn thuê đất, Khách sạn Hoàng Yến sẽ di dời theo đúng chủ trương của tỉnh Bình Định.


    “Khi di dời, chúng tôi đề nghị tỉnh tạo điều kiện về địa điểm mới thuận lợi, phù hợp để công ty xây dựng khách sạn mới, đồng thời tính toán các khoản hỗ trợ, bồi thường cho phù hợp thực tế”, ông Vũ đề xuất.

    Chia sẻ riêng với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: “Với đô thị dọc biển, chúng tôi sẽ giữ lại không gian biển phía Đông, làm các công trình công cộng, không xây cao tầng. Với khu phía Tây cũng tương tự, chỉ xây dựng một số công trình công cộng, công trình điểm nhấn, tạo sự thông thoáng cho bờ biển.

    Rõ ràng, với các doanh nghiệp đang làm ăn ổn định, việc di chuyển đến địa điểm mới là không dễ và chúng tôi phải vận động. Tuy nhiên, vì công việc chung, nên các doanh nghiệp cũng đồng thuận. Trước mắt, chúng tôi sẽ thực hiện di dời Khách sạn Bình Dương, sau đó sẽ di dời các khách sạn còn lại. Quan điểm của tỉnh là hài hòa quyền lợi của địa phương, người dân và nhà đầu tư.

    Ngày trước chúng tôi kêu gọi họ đầu tư vào địa phương (từ khi Quy Nhơn chưa có khách sạn nào), nên giờ thực hiện di dời theo nguyện vọng của người dân, cũng phải có sự hài hòa, làm thận trọng từng bước chứ không vội vàng, không làm phải bằng mọi giá mà không quan tâm đến tâm tư của doanh nghiệp”.

    Phú Yên đột phá trong cách nghĩ

    Là tỉnh hàng xóm của Bình Định, Phú Yên cũng đang nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng cho du lịch, bất động sản. Trong đó, TP. Tuy Hòa được xem là đô thị hạt nhân, trung tâm.

    Chia sẻ với phóng viên, ông Huỳnh Lữ Tân, Giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên cho biết, không gian của TP. Tuy Hòa sẽ quay ra biển để khai thác tối đa thế mạnh biển. Trong đó, công viên ven biển là công trình điểm nhấn, từ đây, kết nối hạ tầng theo hướng Đông - Tây.

    Quy hoạch về tầng cao và không gian ngầm cũng được xét đến để đảm bảo không xáo trộn về không gian. Tuy Hòa sẽ thành đô thị xanh, sinh thái và dần tiệm cận đến đô thị thông minh. Công tác quy hoạch ở Phú Yên đang thể hiện khá rõ sự phát triển thương mại, dịch vụ, bất động sản phải gắn với quy hoạch không gian, tầm cao. Tránh đầu tư quá nóng, chạy theo nhu cầu của nhà đầu tư nhưng tạo ra không gian không bền vững cho địa phương. Khai thác tốt tiềm năng các lớp không gian, ven biển, bên trong và sâu trong thành phố.

    Cụ thể, Phú Yên sẽ có định hướng quy hoạch chiều cao cho từng khu vực, ở đoạn ven biển, chỉ khu trung tâm mới được xây cao tầng, với khoảng cách hợp lý. Đoạn từ đường Trần Phú trở ra phía Bắc, tỉnh sẽ khống chế chiều cao không quá 9 tầng, Chiều cao tầng tối đa nằm trên trục Hùng Vương, tối đa 40 tầng (tương đương 150 m).

    Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung xây dựng các công viên ven biển, quảng trường, trung tâm triển lãm, các công trình biểu tượng với đặc trưng văn hóa xứ Nẫu.

    Bài học đắt giá từ Đà Nẵng, Nha Trang

    Hai đô thị biển, cũng là hai thị trường du lịch nổi tiếng của Việt Nam là Đà Nẵng, Nha Trang đang phản ánh một bức tranh rất khác so với khoảng 10 năm về trước. Quy hoạch yếu kém và có phần bừa bãi đã khiến các đoạn bở biển của hai thành phố này bị các tòa nhà cao tầng (chủ yếu là khách sạn) che lấp toàn bộ không gian biển, tạo thành những bức tường bê tông khổng lồ.

    Không những vậy, việc xé lẻ các lô đất theo dạng phân lô bán nền rồi mặc cho nhà đầu tư xây dựng nên các tòa nhà đã khiến cho bờ biển hai đô thị này bị băm nát, chật chội, ngột ngạt.

    Trao đổi với phóng viên về câu chuyện quy hoạch đô thị biển của Đà Nẵng, Nha Trang, kiến trúc sư Lê Minh Quang, Văn phòng kiến trúc MW Archstudio cho rằng, việc dễ dãi trong quy hoạch và thiếu tầm nhìn đã làm mất đi thế mạnh vốn có của Đà Nẵng và Nha Trang là đô thị biển. Không gian đô thị bị đóng hộp trong các khối bê tông cứng nhắc.

    Còn theo ông Trịnh Quang Bảo, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Sao Việt, công tác quy hoạch của chúng ta đang bộc lộ nhiều hạn chế. Với không gian đô thị biển, xen kẽ các không gian của những dự án khách sạn, nghỉ dưỡng, cần bố trí không gian công cộng dành cho cộng đồng, cho người dân. Vừa tạo khoảng thở, vừa để người dân dễ dàng tiếp cận với biển.

    “Ví dụ, khi quy hoạch một bãi biển dài 10 km, phần nào cho doanh nghiệp thuê thì phải cho doanh nghiệp toàn quyền khai thác, được bán vé vào cổng, nhưng phải tính toán những diện tích đất có quy mô đủ lớn làm công trình công cộng, chính quyền địa phương phải chăm lo dọn vệ sinh, có khu nước sạch, cứu hộ để người dân vẫn có thể tắm biển. Trong khi chúng ta quy hoạch nhiều khu theo hướng cắt hết đất bãi biển giao cho nhà đầu tư, dẫn đến việc người dân không được tắm, không có đường ra biển. Đúng ra, nếu quy hoạch tốt chúng ta phải chừa ra những khu diện tích công cộng để làm việc đó”, ông Bảo nhấn mạnh.

    Những đô thị biển như Đà Nẵng, Nha Trang rơi vào tình trạng chật chội, san sát công trình, dự án như hiện nay, theo các chuyên gia là bởi sự phát triển quá nóng của du lịch và bất động sản. Nhưng rõ ràng, tầm nhìn quy hoạch hai đô thị này cũng còn nhiều hạn chế.

    Quay lại câu chuyện cách nghĩ của Phú Yên, cách làm của Bình Định và thực tế hiện hữu ở Đà Nẵng, Nha Trang, có lẽ, đã đến lúc người làm công tác quy hoạch và các cấp lãnh đạo cao nhất ở mỗi địa phương phải thực sự có cái nhìn “vị dân”, để đô thị biển không bị biến thành những thành phố bê tông khô cứng.


    Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com


    Thành Nguyễn
    Báo Đầu tư Bất động sản

    Tin liên quan
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này