Quy định về sở hữu chung trong Luật dân sự

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi mlawkey, 10/2/20.

  1. Quy định về sở hữu chung trong Luật dân sự

    Quy định về sở hữu chung trong Luật dân sự

    LIÊN HỆ (147 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: mlawkey
    3. Ngày đăng: 10/2/20 lúc 20:14
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. mlawkey

    mlawkey Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]
    Quy định về sở hữu chung trong Luật dân sự Trong cuộc sống, tài sản là sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu có rất nhiều ví dụ như tài sản chung của vợ chồng, tài sản công ty, tài sản chung của hội, phường, xã…Việc xác định rõ sở hữu chung đó là loại gì giúp việc giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) được thực hiện một cách thuận lợi và đơn giản nhất. Vấn đề về sở hữu chung được quy định trong Bộ Luật dân sự 2015 như sau
    I. Khái niệm sở hữu chungSở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.
    Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
    II. Các loại sở hữu chung1. Sở hữu chung hợp nhất
    Sở hữu chung hợp nhất được quy định như sau:
    - Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
    - Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
    - Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
    2. Sở hữu chung theo phần
    Khoản 1 Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.” Trong sở hữu chung theo phần, mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
    Phần quyền được xác định trước này là đối với toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung của tất cả các đồng chủ sở hữu. Do vậy, phần tài sản của các đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung theo phần bao giờ cũng phải được biểu hiện bằng những đơn vị số học cụ thể. Thông qua đơn vị số học mà thấy được phần quyền của mỗi đồng chủ sở hữu là bao nhiều trong khối tài sản chung. Ví dụ: 1/2; 1/3; 1/4 tổng số tài sản.
    Cùng với việc xác định tỷ lệ phần quyền, thì việc xác định nghĩa vụ của mỗi một đồng chủ sở hữu đối với tài sản chung cũng theo nguyên tắc: Nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền của chủ sở hữu chung dó (nếu các đồng chủ sở hữu chung không có thoả thuận khác).
    3. Sở hữu chung của vợ chồng
    Sở hữu chung của vợ chồng được quy định như sau:
    - Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
    - Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
    - Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
    - Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
    4. Sở hữu chung của cộng đồng
    Sở hữu chung của cộng đồng được quy định như sau:
    - Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng.
    - Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
    - Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất.

    >>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế tại Đà Nẵng
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này