Quĩ 'đánh game' nâng hạng Tundra Fund âm thầm giải ngân trở lại Việt Nam: Kì vọng vào thời...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 26/5/20.

  1. Quĩ 'đánh game' nâng hạng Tundra Fund âm thầm giải ngân trở lại Việt Nam: Kì vọng vào thời...

    Quĩ 'đánh game' nâng hạng Tundra Fund âm thầm giải ngân trở lại Việt...

    LIÊN HỆ (233 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 26/5/20 lúc 08:34
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Trong tháng 4, nhóm quĩ Tundra đã tăng qui mô vào thị trường chứng khoán Việt Nam sau nhiều đợt rút ròng liên tiếp. Góc nhìn của quĩ này là các gói lãi suất thấp và kích kích thích kinh tế sẽ đem đến năm 2021 thú vị.


    Nhóm quĩ Tundra giải ngân mạnh trở lại vào thị trường


    Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn hồi phục mạnh sau khi chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Với đà hồi phục của thị trường trong tháng 4, nhiều quĩ ngoại đạt được hiệu suất đầu tư tháng cao nhất kể từ khi đặt chân đến Việt Nam.

    Đơn cử, quĩ chuyên "đánh game" nâng hạng Tundra Vietnam đạt hiệu suất đầu tư 23,4% trong tháng 4. Đây là lần đầu tiên quĩ này có mức hiệu suất đầu tư lớn hơn 20% kể từ khi giải ngân vào thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014.

    Các cổ phiếu dẫn đầu về tỉ lệ tăng giá trong danh mục đầu tư của Tundra Vietnam trong tháng 4 có HSG (70,9%), TNG (59,7%), BBC (42,3%).

    Theo tổng hợp, nhánh quĩ khác thuộc nhóm Tundra là Tundra Sustainable Frontier cũng đạt được hiệu suất 12,8% trong tháng 4. Khác với Tundra Vietnam, Tundra Sustainable Frontier giải ngân tại một số thị trường cận biên, mới nổi khác ngoài Việt Nam như Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan...

    [​IMG]

    Một thông tin tích cực đến với TTCK Việt Nam là Tundra Vietnam đã có động thái giải ngân trở lại sau khi liên tục rút ròng. Tính đến cuối tháng 4, quĩ ngoại này tăng qui mô tài sản thuộc quyền quản lí (AuM) lên 26,9 triệu USD, tăng 5,2 triệu USD so với tháng trước.

    Bên cạnh đó, tỉ trọng tiền mặt trong danh mục cũng giảm 1% so với tháng 3, xuống còn 5%. Như vậy, ước tính Tundra Vietnam giải ngân gần 5,2 triệu USD vào TTCK Việt Nam trong tháng 4, tương đương hơn 120 tỉ đồng.

    Điều đáng nói là đây là lần giải ngân trở lại lớn nhất của Tundra Vietnam vào thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi liên tục giảm qui mô vào tháng 4/2018. Trước đó, Tundra Vietnam cũng từng tăng qui mô 4,8 triệu USD vào tháng 2/2019.

    Cùng với Tundra Vietnam, Tundra Sustainable Frontier cũng tăng qui mô vào các thị trường trong tháng 4. Tài sản thuộc quyền quản lí (AuM) của quĩ này tăng lên 96,7 triệu USD vào cuối tháng 4. Ghi nhận cuối tháng 3, tài sản thuộc quyền quản lí của quĩ này là 85,3 triệu USD, tỉ trọng tiền mặt chiếm 6% danh mục.

    Dữ liệu cập nhật đến cuối tháng 4, TTCK Việt Nam chiếm tỉ trọng thứ hai trong danh mục đầu tư của Tundra Sustainable Frontier với 21%. Tính theo tỉ trọng tiền mặt và phân bổ danh mục đầu tư, quĩ ngoại này đã giải ngân thêm hơn 2,3 triệu USD vào TTCK Việt Nam.

    Kì vọng vào thời kì tiền rẻ


    Với động thái giải ngân trở lại vào Việt Nam và các thị trường khác, nhóm Tundra đưa ra góc nhìn lạc quan hơn về triển vọng. Theo đó, Tundra Vietnam kì vọng hoạt động kinh tế và du dịch của Việt Nam dần trở lại trong tháng 5 và tất cả ngành nghề sẽ hoạt động bình thường trong nửa cuối của năm nay.

    Nói về các thị trường cận biên, Tundra Sustainable Frontier cho rằng các nhà đầu tư đã hình dung được kịch bản xấu nhất của thị trường do tác động của COVID-19. Việc nới lỏng dần các qui định về kiểm soát dịch bệnh không thể giúp nền kinh tế đảo ngược tình thế trong tương lai gần. Do đó, nền kinh tế thế giới chỉ có thể khởi sắc hơn trong nửa cuối cùng năm nay.

    Một rủi ro lớn từ các thị trường cận biên là việc trả nợ bằng ngoại tệ ngắn hạn trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu và du lịch đang bị tê liệt. Tuy nhiên, nhóm Tundra cho rằng IMF và nhóm G20 sẽ giải quyết vấn đề này bằng các chính sách xử lí nợ.

    Một góc nhìn tích cực khác trong quan điểm của quĩ này đó là thời kì "tiền rẻ" trên thị trường chứng khoán khi sự kết hợp của các gói hỗ trợ lãi suất thấp và kích thích kinh tế có thể là điểm sáng vào nửa cuối năm nay và đánh dấu năm 2021 thú vị.

    Thông tin bên lề khác, giữa tháng 5, nhóm quĩ Tundra đón CEO mới là bà Antonia Gibson. Giống như phong cách của Tundra, nữ CEO này cũng có sở thích đặc biệt đối với các cổ phiếu từ các thị trường mới nổi non trẻ.

    Nhóm Tundra đang nắm giữ những cổ phiếu Việt Nam nào?


    Trở lại danh mục đầu tư trên TTCK Việt Nam của nhóm quĩ Tundra, tính đến cuối tháng 4 năm nay thì FPT và MSN là hai cổ phiếu chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh mục của quĩ, lần lượt là 9,5% và 7,1%.

    Hai cổ phiếu ngành thép là HSG và HPG có tỉ trọng là 5,5% và 5,4%. Ngoài ra, trong danh mục đầu tư của quĩ này còn có các bluechip khác như VIC, VRE, VNM, MBB và VCB.

    [​IMG]

    Top10 cổ phiếu chiếm tỉ trọng lớn nhất danh mục đầu tư của Tundra Vietnam tính đến cuối tháng 4. Nguồn: Tundra


    Đối với Tundra Sustainable Frontier, cổ phiếu FPT cũng dẫn đầu về tỉ trọng trong danh mục với 7,8%. Cùng với đó danh mục của quĩ này còn có HSG, LPB. Như vậy, có thể thấy rằng các bluechip vẫn là cổ phiếu ưa thích nhất của nhóm quĩ chuyên "đánh game" Tundra.

    Thông tin về hoạt động động đầu tư, tín hiệu tích cực đi cùng việc giải ngân trở lại vào Việt Nam là nhóm Tundra đạt được những thành quả bước đầu sau khi "xuống tiền" trong tháng 4. Cơ sở kì vọng vào thời kì "tiền rẻ" của quĩ ngoại này đang được củng cổ khi thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục chuỗi phiên tăng điểm và phá tan hiệu ứng "Sell in May". Những động thái tiếp theo của quĩ Tundra sẽ tiếp tục cập nhật trong các bài viết tới.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này