Quảng Ngãi: Cứu sống thai nhi sinh rớt ngôi mông, kẹt đầu trong cửa sinh của mẹ

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Xuongrong9x, 21/6/19.

  1. Quảng Ngãi: Cứu sống thai nhi sinh rớt ngôi mông, kẹt đầu trong cửa sinh của mẹ

    Quảng Ngãi: Cứu sống thai nhi sinh rớt ngôi mông, kẹt đầu trong cửa...

    LIÊN HỆ (257 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Xuongrong9x
    3. Ngày đăng: 21/6/19 lúc 17:06
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Xuongrong9x

    Xuongrong9x Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Trên đường đến bệnh viện cấp cứu, sản phụ Phạm Thị Bối (ngụ tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) bị vỡ ối, chuyển dạ nhưng phần đầu thai nhi bị kẹt lại bên trong.
    [​IMG]


    Các mẹ bầu đừng bao giờ chủ quan nhé, đẻ đứa thứ 2, thứ 3 đi nữa, thấy có dấu sinh là chạy tới bệnh viện liền, chứ đừng có thủng thẳng nha các mẹ, nhất là các mẹ ở vùng xa, đường sá khó khăn. Đọc cái tin này mà hú hồn luôn các mẹ à. Sinh rớt mà ngôi thường đã vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con, đây mẹ này lại sinh thường ngôi mông nữa chứ.

    Theo tin vừa nhận, vừa qua, nhóm y, bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi đã đỡ đẻ thành công cho sản phụ Phạm Thị Bối (25 tuổi, ngụ xã Ba Xa, huyện vùng cao Ba Tơ).

    Theo gia đình, sản phụ Bối được chuyển viện từ Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ đến bệnh viện tuyến tỉnh cấp cứu trong tình trạng mang thai lần 2, đủ tháng, chẩn đoán ngôi thai ngược.

    [​IMG]

    Trên đường đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi, ngày 19/6, sản phụ này có dấu hiệu chuyển dạ đột ngột và sinh trên xe. Do thai ngôi ngược nên nửa cơ thể thai nhi ra trước, phần đầu bị kẹt lại trong âm đạo của mẹ.
    Bác sĩ Đinh Thị Mỹ Hòa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi, cho hay thời điểm sản phụ Bối vào bệnh viện thai nhi đã rất yếu. Chỉ cần chậm vài phút, em bé có thể tử vong. Nhóm y, bác sĩ khẩn cấp đỡ đầu thai nhi ra khỏi âm đạo.

    Bé trai 2,7 kg chào đời nhưng không khóc, nhịp tim rời rạc, da tím tái. Các bác sĩ đã phối hợp đặt nội khí quản duy trì đường thở, ép tim ngoài lồng ngực cho bé. Sau 5 phút được hồi sức tích cực, bé bắt đầu khóc và có chuyển biến tốt. Bé được chuyển ngay đến Khoa Sơ sinh của bệnh viện để được chăm sóc.

    [​IMG]

    Ngôi thai ngược (thai ngôi mông) là phần mông của thai nhi hướng xuống phía dưới cổ tử cung nên khi mẹ bầu “vượt cạn”, phần mông và chân của bé yêu sẽ ra trước, còn phần đầu ra sau. Mẹ bầu bị ngôi thai ngược có nguy cơ cao bị sa dây rốn và các cơn đau chuyển dạ có cường độ mạnh hơn, quá trình sinh nở kéo dài hơn. Về cơ bản, nguy cơ ngôi thai ngược liên quan đến tuổi thai của bé. Suốt thời gian mang thai, phần lớn thời gian bé sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Tới tuần 28, có 15% thai nhi vẫn ngôi ngược. Trong những tuần thai tiếp theo, phần đa thai nhi bắt đầu quay đầu để quá trình “vượt cạn” của mẹ diễn ra suôn sẻ hơn. Đến tuần 36, chỉ có 6% ngôi thai ngược và đến tuần 40, con số này chỉ còn khoảng 3%.

    Việc có thai ngôi ngược sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay sức khoẻ của mẹ trong suốt thai kỳ và mẹ vẫn sẽ có dấu hiệu chuyển dạ khi gần đến ngày sinh. Do đó, mẹ không cần lo lắng quá nhé. Tuy nhiên, điều này có thể khiến mẹ gặp nguy cơ bất thường trong quá trình chuyển dạ chẳng hạn như chuyển dạ kéo dài hoặc bị sa dây rốn. Chính vì thế, hầu hết các trường hợp ngôi thai ngược đều được bác sĩ khuyến khích sinh mổ.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể sinh thường nếu mẹ đáp ứng được các điều kiện sau:

    • Khung chậu rộng, không có bất thường
    • Sức khỏe tốt, không mang bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường,…
    • Trọng lượng thai nhi không lớn
    • Đầu của thai không quá ngửa
    • Thai nhi phát triển khỏe mạnh, ổn định.
    • Quá trình chuyển dạ thuận lợi: cổ tử cung mở lớn, không bị vỡ ối sớm
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này