Phú Thọ: Có của ăn của để nhờ nuôi loài ốc nhồi đẻ khỏe ở ao bèo

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 2/9/19.

  1. Phú Thọ: Có của ăn của để nhờ nuôi loài ốc nhồi đẻ khỏe ở ao bèo

    Phú Thọ: Có của ăn của để nhờ nuôi loài ốc nhồi đẻ khỏe ở ao bèo

    LIÊN HỆ (1,050 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 2/9/19 lúc 18:02
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Hai, ngày 02/09/2019 15:10 PM (GMT+7)


    Anh Lưu Bá Linh là người đầu tiên nuôi thành công ốc nhồi - 1 mô hình làm kinh tế đơn giản mà hiệu quả ở xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.


    Nuôi ốc nhồi đang là một hướng phát triển kinh tế mới ở xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi này.

    [​IMG]

    Theo anh Lưu Bá Linh, ốc nhồi dễ nuôi, ít bệnh dịch, chỉ sau 3-4 tháng có thể thu hoạch cho hiệu quả kinh tế cao.​

    Anh Lưu Bá Linh cho biết, anh đã từng thử nghiệm nuôi cá giống và cá thịt, tuy nhiên cá khó nuôi, dễ mắc nhiều bệnh dịch, giá cả không ổn định nên mang lại hiệu quả kinh tế không cao.

    Năm 2017, nhận thấy ốc nhồi ngày càng khan hiếm trong tự nhiên và có giá trị kinh tế cao, anh Linh nung nấu ý định nuôi ốc nhồi. Tháng 5-2017, anh cho thả 1 vạn con ốc nhồi giống với giá 900 đồng/con. Anh đã vệ sinh ao, nuôi bèo để thả ốc. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nuôi ốc nhồi nên số ốc giống anh Linh mua về chết gần hết.

    Với tính chịu khó, kiên trì của mình, anh Linh quyết tâm không bỏ cuộc. Anh tiếp tục mày mò học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc nhồi từ những đợt nuôi trước và anh quyết định thay đổi phương thức nuôi. Số ốc nhồi còn lại, anh Linh tiếp tục gây giống, đến năm 2018 đã có ốc nhồi thương phẩm để bán, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế.



    Ốc nhồi sau khi nuôi 3-4 tháng là có thể xuất bán thành ốc thịt thương phẩm.​

    Năm 2019, anh Lưu Bá Linh tiếp tục nuôi và nhân giống ốc nhồi. Đến nay thì số lượng ốc nhồi trong ao của anh Linh có khoảng 30.000 con. Ốc nhồi thịt thương phẩm được anh Linh bán với giá 100 nghìn đồng/kg. Bên cạnh đó anh kết hợp bán cả ốc nhồi giống, giá bình quân từ 500-700 đồng/con. Dự tính đến cuối năm 2019, anh Linh sẽ thu về khoảng 200 triệu đồng từ mô hình nuôi ốc nhồi.

    Với những thành công bước đầu, anh Linh đã được nhiều gia đình trong xã cũng như trên địa bàn huyện tìm đến học tập mô hình nuôi ốc nhồi. Anh Đoàn Văn Thư ở khu 8, xã Xuân Áng, sau khi đầu tư 300 triệu xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thì bị mất trắng do dịch tả lợn Châu Phi vừa qua. Để không bỏ phí chuồng trại, anh đã cải tạo thành bể nuôi ốc nhồi và mua ốc giống về nuôi thử nghiệm. Đợt đầu, anh mua 100 con về nuôi thử, thấy ốc nhanh lớn mà dễ nuôi, ít bệnh tật, chi phí bỏ ra không nhiều nên anh tiếp tục đầu tư thêm ốc nhồi giống về nuôi.

    Theo các hộ dân, kỹ thuật nuôi ốc nhồi khá đơn giản, cách chăm sóc ốc nhồi không quá phức tạp, chi phí thấp. Đặc biệt, đầu ra của mặt hàng này thường ổn định, đem lại lợi nhuận cao. Nguồn thức ăn của ốc nhồi rất đa dạng và dễ kiếm trong tự nhiên như rau xanh, bèo lục bình, các loại cỏ dại xung quanh hồ, ao…Chỉ cần môi trường nước sạch, không quá sâu sẽ tạo điều kiện cho ốc nhồi phát triển tốt.

    Hy vọng rằng, thời gian tới trên địa bàn sẽ tiếp tục có những mô hình nuôi ốc nhồi như gia đình anh Linh, góp phần mở thêm một hướng đi mới cho hiệu quả kinh tế cao ở vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hạ Hòa.

    [​IMG]

    Mạnh dạn trong cách nghĩ cách làm, mới đây nhiều hộ dân ở 2 xóm Cây Thị và Cầu Đá, xã Thịnh Đức, TP.Thái Nguyên (Thái...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này