Phó Thủ tướng: Phí tổn chống dịch Covid - 19 của Việt Nam rất thấp

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 14/6/20.

  1. Phó Thủ tướng: Phí tổn chống dịch Covid - 19 của Việt Nam rất thấp

    Phó Thủ tướng: Phí tổn chống dịch Covid - 19 của Việt Nam rất thấp

    LIÊN HỆ (249 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 14/6/20 lúc 09:23
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định cuộc sống của người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của rất nhiều nước


    Phó Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Quốc hội.


    Không đề cập chi phí cụ thể song phát biểu trước Quốc hội chiều 13/6 Phó Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định Phí tổn chống dịch Covid - 19 của Việt Nam rất thấp và cuộc sống của người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của rất nhiều nước.

    Trước đó, hầu như đại biểu nào đăng đàn cũng dành những đánh giá rất cao cho kết quả chống dịch Covid- 19 của Việt Nam.

    Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, người điều hành phiên thảo luận đề nghị Phó Thủ tướng dành nhiều thời gian cho dự báo và định hướng liên quan đến vấn đề phòng dịch COVID-19. Về tình hình các đại biểu nắm chắc từng ngày rồi, ông Hiển nói.

    Việt Nam có 330 ca nhiễm, đến ngày hôm nay chưa có ca tử vong, chỉ còn 10 ca đang điều trị. Chúng ta đã qua 58 ngày không có ca nào lây nhiễm trong cộng đồng, Phó thủ tướng khái quát.

    24 tiếng đồng hồ qua trên thế giới có thêm 130.000 ca nhiễm và trên 4.000 ca tử vong, ông Đam cập nhật.

    Theo Phó thủ tướng, nguyên nhân thành công của Việt Nam là vì từ cuối năm 2019, khi virus này còn chưa có tên gọi chính thức, Chính phủ đã tham vấn các tổ chức quốc tế, xây dựng kế hoạch chống dịch căn cơ, bài bản theo đúng nguyên lý chống dịch và đúc kết kinh nghiệm của các đợt chống dịch trước đây.

    Việt Nam cũng đưa ra nhiều giải pháp sớm, nghiêm ngặt hơn khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Khi WHO cảnh báo Covid-19 là "lây nhiễm hạn chế", thì Việt Nam đã khuyến cáo đây là dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Việt Nam là nước đầu tiên bắt buộc khai báo y tế với tất cả người nhập cảnh từ vùng dịch

    Ban đầu bạn bè quốc tế có người nghi ngờ, có người tranh luận về giải pháp nhưng sau này đều đánh giá là các giải pháp của Việt Nam rất kịp thời, rất kiên quyết và hiệu quả kinh tế cao nhất.

    Theo Phó thủ tướng, Việt Nam chiến thắng dịch Covid-19 còn nhờ truyền thống yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân. Trong những ngày chống dịch, nhiều thầy thuốc làm việc không ngủ, không có đêm, không có ngày. Có người phải xa vợ mới cưới, xa con mới sinh. Có những trường hợp 2 vợ chồng cùng một bệnh viện mà suốt cả tháng cũng không được gặp nhau. Hàng nghìn chiến sĩ phải nằm lều bạt giữa rừng, mưa dầm gió rét, canh giữ đường mòn biên giới, thậm chí nhường doanh trại cho dân, rất nhiều doanh nghiệp đóng góp vật tư, thiết bị và cả kinh phí cho chống dịch.

    Thời gian tới, theo nhận định của Phó thủ tướng, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ lớn, bởi "chúng ta như cánh đồng trũng, mà nước bên ngoài rất cao, nên phải bao đê chặt. Nhưng không vì thế đóng cửa cực đoan mà phải thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội".

    Liên quan đến những nỗ lực cứu chữa bệnh nhân số 91 là phi công người Anh thời gian qua, ông Đam lý giải: "Việc này không chỉ thể hiện tinh thần người thầy thuốc mà còn thể hiện đạo lý của người Việt là "nhịn miệng đãi khách đường xa". Chúng ta rất may mắn là chưa rơi vào tình thế có quá nhiều người nhiễm, phải lựa chọn xem ưu tiên cứu ai hơn. Nhưng nếu rơi vào tình thế đó, chúng ta cũng sẽ không vì người Việt mà bỏ mặc người nước ngoài, Phó thủ tướng nói.


    Vẫn có người có việc làm lạc lõng

    Phát biểu sau đó, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nói: trong bối cảnh chung cả nước tập trung gồng mình chống dịch vẫn có những con người với những suy nghĩ, việc làm lạc lõng, đi ngược lại với xu thế chung khi chỉ lo vun vén lợi ích cá nhân mình, gia đình mình, người thân mình, thậm chí có những hành vi vi phạm pháp luật, làm cho người dân bức xúc, bất bình.

    Đó là vụ việc nâng khống giá trị thiết bị y tế phòng, chống dịch từ khoảng 2,3 tỷ đồng lên thành bị 7 tỷ đồng. Vụ việc một số cán bộ tại khu cách ly tự ý vận động tiếp nhận tiền, vật chất của người bị cách ly, đó là hành vi chống người thi hành công vụ, tung tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình và công tác phòng, chống dịch của một số người do nhận thức chưa đầy đủ hoặc do bị phần tử xấu lợi dụng.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này