Phiên chiều 2/8: Nhà đầu tư bình tĩnh, VN-Index đứng vững trên mốc 990 điểm

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 2/8/19.

  1. Phiên chiều 2/8: Nhà đầu tư bình tĩnh, VN-Index đứng vững trên mốc 990 điểm

    Phiên chiều 2/8: Nhà đầu tư bình tĩnh, VN-Index đứng vững trên mốc 990 điểm

    LIÊN HỆ (266 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 2/8/19 lúc 16:24
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Với đà hãm của thị trường từ nửa cuối phiên sáng cùng tâm lý nhà đầu tư đã ổn định hơn, VN-Index theo đó chỉ xoay nhẹ quanh ngưỡng hỗ trợ mạnh 990 điểm trong suốt cả phiên chiều, và đóng cửa đứng vững ở ngưỡng điểm trên.

    Phiên hôm nay ngoài tác động của việc ông Trump tuyên bố đánh thuế mới với Trung Quốc thì còn là phiên mà các quỹ đầu tư rổ VN30 tái cơ cấu danh mục, và hoạt động này có khiến các bluechip biến động khó lường, khiến một bộ phận nhà đầu tư lo ngại, khi gần đây các cổ phiếu bluechip luôn là động lực chính kéo thị trường đi lên.

    Mặc dù kết hợp bởi 2 yếu tố cản trở mạnh khó lường nêu trên, nhưng các bluechip đóng cửa phiên hôm nay ghi nhận không bị bán quá mức, thậm chí nhiều mã sau những phút đầu phiên sáng hoảng loạn mất điểm sâu đã thu hẹp biên độ giảm, dòng tiền bắt đáy kích hoạt khá tự tin gia tăng, thậm chí còn kéo nhiều cổ phiếu tăng điểm trở lại.

    Nhìn chung, nếu không có thông tin từ sự việc ông Trump đánh thuế Trung Quốc thì có thể coi đây chỉ đơn giản là một phiên chốt lời, điều chỉnh nhẹ của thị trường.


    Các thị trường khu vực chịu tác động lớn hơn, khi các chỉ số như Nikkie 225 -2,11%, Shanghai Composite -1,4%, Hang Seng-Index -2,35%; Kospi -0,95%.


    Đóng cửa, sàn HOSE có 144 mã tăng và 169 mã giảm, VN-Index giảm 6,29 điểm (-0,63%), xuống 991,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 186,68 triệu đơn vị, giá trị 4.753,68 tỷ đồng, giảm 16% về khối lượng và 8% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 42,6 triệu đơn vị, giá trị 1.503 tỷ đồng.

    Nếu chỉ xét riêng về giao dịch khớp lệnh, thì phiên hôm nay thanh khoản còn tăng so với phiên hôm qua với 144 triệu đơn vị, giá trị 3.250 tỷ đồng, trong khi phiên trước chỉ có 135 triệu đơn vị, giá trị 2.893 tỷ đồng.

    Nhóm cổ phiếu Vingroup sau khoảng thời gian nâng đỡ thị trường đã gặp áp lực chốt lời và đồng loạt giảm. Theo đó, VIC -1,5% xuống 122.500 đồng; VHM -0,3% xuống 90.200 đồng; VRE -2% xuống 36.250 đồng.

    Các mã khác còn lại trong top 10 mã vốn hóa nhất thị trường giảm đáng kể như GAS -2,1% xuống 106.600 đồng; VCB -1,7% xuống 79.100 đồng; MSN -1,4% xuống 79.000 đồng, trong khi VNM, SAB chỉ giảm nhẹ, còn PLX trở lại tham chiếu.

    Các bluechip khác biến động mạnh cũng không còn nhiều, đáng kể chỉ có HVN -2,9% xuống 40.000 đồng; DPM -2,4% xuống 14.000 đồng; BVH -1,4% xuống 83.000 đồng; TPB -1,6% xuống 22.150 đồng. Trong khi số còn lại giảm chưa tới 1% có CTG, TCB, HPG, VJC, MWG, MBB…

    Đi ngược xu hướng thị trường, các mã khởi sắc trở lại với VPB +3% lên 19.050 đồng;PNJ +2,8% lên 80.400 đồng; BID +1% lên 35.800 đồng; NVL +1,5% lên 60.100 đồng; ROS +1,1% lên 27.500 đồng, cùng sắc xanh khác tại FPT, POW, STB, HDB, CTD…

    Khớp lệnh cao nhất nhóm là ROS, và cũng là mã thanh khoản cao nhất HOSE với hơn 14,55 triệu đơn vị. Tương tự, HPG có 7,14 triệu đơn vị và đứng thứ 2 toàn sàn. Nhóm ngân hàng gồm STB, CTG, MBB, TCB, VPB có từ 3 triệu đến 3,8 triệu đơn vị.

    Các cổ phiếu thị trường phân hóa mạnh, với điểm nhấn vẫn đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng và khu công nghiệp, khi vẫn hút dòng tiền như IJC, KBC, LDG, SZC, KSB, NTL, DRH…trong số này, KSB nổi bật nhất khi tăng kịch trần +7% lên 22.950 đồng; IJC cũng tăng mạnh +6,5% lên 13.100 đồng, khớp hơn 3 triệu đơn vị.

    Ngược lại, TGG và VNE là 2 mã giảm sàn đáng kể nhất, và đều trong trạng thái dư bán sàn, trong đó, VNE dư bán sàn hơn 400.000 đơn vị.

    Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index còn có phần tích cực hơn, khi dần dần trở lại và đóng cửa cách mức giá tham chiếu không xa, thậm chí chỉ số HNX30 còn vươn lên sắc xanh.

    Chỉ số phục hồi tích cực nhờ các mã tăng như VCS +4,8% lên 85.000 đồng; VCG +2,7% lên 27.000 đồng; DGC +1,6% lên 31.600 đồng; TNG +5,9% lên 19.700 đồng; NVB +1,3% lên 7.800 đồng, AMV +2,4% lên 29.300 đồng; PVB +1% lên 21.000 đồng…

    Trong khi các mã giảm cũng thu hẹp biên độ với ACB chỉ còn -0,9% xuống 22.300 đồng; PVS thoát mức giá sàn, chỉ còn -1,4% xuống 21.900 đồng; SHS -1,2% xuống 8.500 đồng; CEO -1% xuống 10.200 đồng. Nhóm cổ phiếu trở lại giá tham chiếu có SHB, NDN, ART.

    Khớp lệnh cao nhất là PVS với hơn 3,61 triệu đơn vị. ACB có 1,77 triệu đơn vị; ART có 1,7 triệu đơn vị; TNG có 1,52 triệu đơn vị…

    VCR sau 2 phiên tăng kịch trần liên tiếp trước đó đã bị bán mạnh trong phiên hôm nay và đóng cừa giảm sàn -9,5% xuống 17.100 đồng, khớp hơn 660.000 đơn vị và trắng bên mua.

    Đóng cửa, sàn HNX có 41 mã tăng và 53 mã giảm, HNX-Index giảm 0,18 điểm (-0,17%), xuống 23,59 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 23,59 triệu đơn vị, giá trị 370,39 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,18 triệu đơn vị, giá trị 45 tỷ đồng.

    Trên UpCoM, diễn biến khá tương đông trên HOSE, khi chỉ số UpCoM-Index hãm đà rơi từ cuối phiên sáng, và sang phiên chiều gần như chỉ đi ngang trong biên độ hẹp.

    Những cổ phiếu đáng chú ý nhất ngoài 2 mã GVR và VGI, khi có thanh khoản cao nhất với 3,58 triệu và 2 triệu đơn vị khớp lệnh và cùng tăng, thì sự chu ý dồn đến CTR của CTCP Công trình Viettel.

    CTR trong 20 phiên gần nhất chỉ duy nhất có 1 phiên giảm ngày 12/7, còn lại đều tăng, trong đó có phiên tăng kịch trần hôm nay.

    Như vậy, với chỉ 20 phiên, cổ phiếu CTR đã đi 1 mạch từ mức 28.400 đồng lên 52.200 đồng, tương ứng +83,8%.

    Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,26 điểm (-0,44%), xuống 58,58 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12 triệu đơn vị, giá trị 232,07 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,87 triệu đơn vị, giá trị 9,06 tỷ đồng.

    Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm điểm, với khối lượng khớp lệnh của VN30F1908 đáo hạn vào giữa thán nay vẫn là cao nhất với gần 92.000 hợp đồng.

    Trên thị trường chứng quyền, chỉ còn 5 mã tăng giá, trong khi 10 mã giảm và CMW1902 đứng giá tham chiếu, thanh khoản cao nhất là CVNM1901 với hơn 200.000 đơn vị được chuyển nhượng, giảm 3,1%.

    Lạc Nhạn
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này