Ở Việt Nam, khách du lịch làm gì khi màn đêm buông xuống?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 4/10/19.

  1. Ở Việt Nam, khách du lịch làm gì khi màn đêm buông xuống?

    Ở Việt Nam, khách du lịch làm gì khi màn đêm buông xuống?

    LIÊN HỆ (965 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 4/10/19 lúc 11:35
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam (ĐTCK) Rất nhiều thành phố nổi tiếng trên thế giới không ngủ một phút nào, bởi hoạt động ban đêm đóng góp tới 70% doanh thu ngành du lịch của họ. Trong khi đó tại Việt Nam, văn hóa đi ngủ sớm đã khiến ngành du lịch của chúng ta gần như không tận dụng được nguồn thu béo bở này.


    Buồn tẻ đêm Đà Nẵng

    Đà Nẵng thuộc top những thành phố đáng đến nhất trên thế giới và cũng là thủ phủ du lịch của miền Trung. Ấy vậy mà, đêm đến, Đà Nẵng lại đi ngủ rất sớm, chỉ khoảng 10h, không khí vắng vẻ đã bao trùm lên các đường phố Đà thành.

    [​IMG]

    Mở cửa muộn nhất tại Đà Nẵng có lẽ là các quán bar, nhưng cũng chỉ đến khoảng 1h sáng, cũng không nhiều quán bar cho khách lựa chọn.

    Một số bar như Phương Đông, TV… đa phần phục vụ giới trẻ Đà thành và không phổ biến với khách du lịch.

    Thu hút khách ngoại thường chỉ có Sky 36 bởi đây là một bar cao cấp, nằm ở vị trí trên cao, ngắm được toàn cảnh thành phố.

    [​IMG]

    Đà Nẵng còn có các chợ đêm như Sơn Trà, Lê Duẩn, nhưng quy mô nhỏ và thực sự còn cách xa tiêu chuẩn một chợ đêm du lịch.

    Các khu chợ này chủ yếu bán những mặt hàng ăn uống, lưu niệm, quần áo… bình dân, thiếu vắng nhưng sản phẩm đặc sắc, có dấu ấn vùng miền. Hệ quả là khách chỉ lướt qua một lần và không quay trở lại.

    [​IMG]

    Trung tâm giải trí phức hợp Helio Center ra đời vào năm 2015 được kỳ vọng thay đổi bộ mặt du lịch về đêm của Đà Nẵng, nhưng cũng chỉ hơn các chợ đêm thông thường ở địa điểm và bố trí sạch sẽ hơn.

    “Gia đình tôi ăn một bữa tối ở Helio nhưng thực sự là chán. Có món Hàn, hải sản, bánh tráng trộn, bánh xèo, nước ép hoa quả… đủ thứ nhưng họ chế biến không ngon, kiểu sinh viên nhưng giá không rẻ. Đến 10h đêm chợ cũng vắng rồi, 10 rưỡi là đóng cửa, dọn hàng”, chị Thu Phương, du khách đến từ Hà Nội nói.

    [​IMG]

    Một địa điểm khác tập trung nhiều hàng quán về đêm, có vẻ hút được khách ngoại là khu phố “Tây” An Thượng với các pub nhẹ nhàng, spa, massage, một số nhà hàng ẩm thực, quán bia và các cửa hàng tiện lợi 24 giờ.

    Song do nằm trong khu dân cư nên chỉ tới 23 giờ, các khu phố này đã trở nên vắng vẻ, nhiều phố không bóng người.


    Có thể thấy Đà Nẵng tuyệt nhiên chưa có một tổ hợp vui chơi giải trí về đêm thực sự quy mô, bài bản để rút tiền từ hầu bao khách du lịch.

    Trong khi đó, theo phân tích của ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty Du lịch Vietcircle: “Trong chuỗi giá trị du lịch, dịch vụ ăn chơi, mua sắm chiếm tới khoảng 80% tổng chi tiêu của du khách và chính là phân khúc để địa phương “hốt bạc”.

    Nếu đẩy được dịch vụ vui chơi, giải trí ban đêm, Đà Nẵng sẽ giữ chân khách được lâu hơn, thu được nhiều ngoại tệ từ du lịch hơn”. Vậy mà mỏ vàng từ du lịch đêm đã gần như bị “bỏ quên” trong thời gian qua, một sự uổng phí lớn với du lịch Đà Nẵng.

    “Đi ngủ sớm” – điệp khúc muôn nơi

    [​IMG]

    Đà Nẵng nghèo nàn điểm vui chơi đêm là vậy, Nha Trang cũng chỉ có chợ đêm với quy mô và tính chất tương tự, và một vài quán bar như Altitude Rooftop Bar hay Rocky Club.

    Khách du lịch đến Nha Trang thực sự ngạc nhiên khi thấy thành phố im lìm, buồn tẻ và đi ngủ quá sớm ngay từ khoảng 10h tối.

    [​IMG]

    Phú Quốc gần đây cũng đã đầu tư chợ đêm tại thị trấn Dương Đông với quy mô khá khang trang.

    Nhưng chợ đêm này vẫn chưa thoát khỏi hình bóng những khu chợ đêm thường thấy ở điểm đến du lịch khác. Du khách cũng chỉ dạo thăm, ngắm hàng hóa, ăn uống rồi 10h đêm là rời chợ, về khách sạn đi ngủ. Vậy là hết đêm.

    [​IMG]

    Sôi động hơn về đêm có lẽ vẫn là Hà Nội và TPHCM. Nhưng tại Hà nội cũng chỉ có phố bia Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến phục vụ các thượng đế uống bia, ăn nhậu đến 1-2h sáng. Khu vực phố cổ đông đúc, chật chội, thực khách ngồi túm tụm ngay vỉa hè trước cửa nhà dân.

    [​IMG]

    Ngoài Tạ Hiện, khách thăm Hà Nội cũng chẳng biết chơi ở đâu sau 24h tại Thủ đô. Chợ đêm Đồng Xuân mở cửa vào cuối tuần, bán hàng hóa bình dân, có vẻ xô bồ và cũng đóng cửa vào 11h.

    [​IMG]

    Tương tự như phố bia Tạ Hiện, thành phố Hồ Chí Minh cũng có phố đêm Bùi Viện và Phạm Ngũ Lão với bia hơi giá rẻ và đồ ăn nhẹ, thường được gọi là “phố Tây”.

    Ngoài ra chơi đêm tại Sài Gòn còn có một số quán bar, tụ điểm nhạc sống và quán ăn 24h, tuy nhiên chưa thực sự đặc sắc và sôi động xứng tầm với một thành phố năng động bậc nhất Việt Nam.


    Theo nhận định của ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần du lịch Việt Nam (Vitour), “Du lịch mà không cho kéo dài thời gian hoạt động là “thua” cả nghĩa đen lẫn bóng. Các đối tác nước ngoài khi làm việc với chúng tôi đều đặt câu hỏi, ban đêm cho khách của họ vui chơi giải trí tìm hiểu cuộc sống người dân bản địa thế nào?”.

    Dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí về đêm của các thành phố du lịch trọng yếu của nước ta thực sự còn quá nghèo nàn, chưa có sự đầu tư bài bản để hấp dẫn du khách, khiến cho một nguồn lợi đắt giá đang gần như bị “bỏ quên”.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này