Nước ngoài xua đuổi, quê nhà bỏ rơi: Tình cảnh éo le của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 15/5/20.

  1. Nước ngoài xua đuổi, quê nhà bỏ rơi: Tình cảnh éo le của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc

    Nước ngoài xua đuổi, quê nhà bỏ rơi: Tình cảnh éo le của nhiều doanh...

    LIÊN HỆ (209 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 15/5/20 lúc 02:02
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đang sống sở chết dở khi không thể quay về quê nhà và cũng không có tương lai ở miền đất cờ hoa. Những công ty này trở thành miếng mồi ngon cho các đội bán khống cổ phiếu.


    Nước Mỹ ghét bỏ


    Môi trường làm ăn ở Mỹ ngày càng trở nên khắc nghiệt cho doanh nghiệp Trung Quốc. Tổng thống Trump thì lặp lại những tuyên bố thù địch về thỏa thuận thương mại, đồng thời cáo buộc Trung Quốc để COVID-19 lan ra toàn thế giới. Hôm đầu tuần 11/5, ông Trump yêu cầu một quĩ hưu trí chính phủ không được rót tiền vào cổ phiếu Trung Quốc.

    Trong khi đó, bê bối gian lận của Luckin Coffee (đối thủ của Starbucks) đã làm thổi bùng lên những lo ngại lâu nay về chuẩn mực kế toán tại Trung Quốc.

    [​IMG]

    Sau khi bê bối gian lận kế toán vỡ lở, Tổng Giám đốc Luckin Coffee đã phải từ chức. Ảnh minh họa: Bloomberg.


    Cho dù các doanh nghiệp Trung Quốc muốn chứng minh rằng sổ sách của mình hoàn toàn minh bạch thì cũng không được vì luật chứng khoán mới của Bắc Kinh cấm doanh nghiệp hợp tác với cơ quan quản lí Mỹ.

    Khác với nhiều quốc gia, Trung Quốc không cho phép Hội đồng giám sát kế toán công ty đại chúng Mỹ (PCAOB) thanh tra sổ sách của các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết ở Mỹ.

    Ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch Mỹ (SEC) đã lên tiếng cảnh báo về chất lượng của các báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc mặc dù được các công ty kiểm toán đầu ngành kí tên xác nhận. Trong trường hợp Luckin Coffee, báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Ernst & Young – một cái tên trong nhóm Big4 danh giá.

    Tháng 4 vừa qua, Chủ tịch SEC Jay Clayton đã đặc biệt nhắc đến Trung Quốc như là một trong những quốc gia tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến công bố thông tin.

    SEC cảnh báo là hợp lí vì theo một đạo luật của Trung Quốc mới có hiệu lực hồi tháng 3 năm nay, các cơ quan quản lí nước ngoài sẽ không thể trực tiếp điều tra và thu thập bằng chứng trên đất Trung Quốc.

    Thêm vào đó, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng không được cung cấp các tài liệu hỗ trợ liên quan khi chưa được nhà nước cho phép.

    Hệ quả tất yếu là tâm lí nghi ngờ đối với doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng thêm nghiêm trọng. Ngay cả những công ty có thiện chí nhất cũng không thể xua tan đi đám mây ngờ vực lơ lửng trên đầu mình.

    Quê nhà không chào đón


    Trước đây mỗi khi bị nước ngoài ngược đãi hay coi thường, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn thường hô hào khẩu hiệu quay về nước. Tuy nhiên lần này thì khác: Trung Quốc không muốn đón doanh nghiệp niêm yết từ Mỹ về.

    Qui định niêm yết kép (dual listing) của các sàn chứng khoán ở Trung Quốc loại bỏ hầu hết các công ty vốn hóa nhỏ. Chẳng hạn Hong Kong yêu cầu doanh nghiệp phải có sẵn vốn hóa trên 5,2 tỉ USD. Nếu không, vốn hóa cũng phải ít nhất 1,3 tỉ USD và doanh thu hàng năm trên 129 triệu USD.

    Ở Trung Quốc đại lục, qui định niêm yết kép có hiệu lực từ tháng 4 tỏ ra khá kì lạ. Yêu cầu về vốn hóa tối thiểu được giảm đi đáng kể, từ 28 tỉ USD còn 2,8 tỉ USD. Tuy nhiên lại có thêm những yêu cầu mới. Các doanh nghiệp phải có "nghiên cứu độc lập", "công nghệ dẫn đầu thế giới" và "lợi thế vượt trội" trong ngành kinh doanh.

    Nói cách khác, những doanh nghiệp nhỏ và không có lợi thế nổi bật đừng nên mơ đến việc quay trở về sàn chứng khoán Trung Quốc. Các công ty như hãng thương mại điện tử Vipshop Holdings, ứng dụng hẹn hò Momo hay hãng cung cấp dịch vụ giáo dục ngoài giờ New Oriental Education & Technology chỉ có thể ở yên tại Mỹ.

    Trung Quốc chỉ muốn đón những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu đã chi hàng trăm triệu USD vào nghiên cứu & phát triển, tập trung vào lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

    Đại gia Alibaba đã trở thành bộ mặt của Trung Quốc đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Mỹ nhưng những cái tên nhỏ hơn như nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo hay trang chia sẻ video Bilibili lại là miếng mồi ưa thích của các quĩ đầu cơ. Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp khác mà rất ít người nghe tên tới.

    Theo thống kê của Bloomberg, trong số 335 công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, chỉ có 27 công ty có vốn hóa trên 2,8 tỉ USD. Đó là còn chưa kể đến việc phải chứng minh "lợi thế vượt trội" với cơ quan quản lí ở quê nhà khi muốn niêm yết.

    Với sàn chứng khoán Hong Kong, chỉ có chưa đầy 40 cổ phiếu đủ tiêu chuẩn để niêm yết kép.

    Chính quyền Bắc Kinh sẵn sàng bỏ mặc hàng trăm công ty của mình trước sóng gió nơi đất khách quê người. Tư duy của Trung Quốc hiện nay là nếu như các anh không thể sống sót ở New York thì cũng đừng quay về Thượng Hải hay Thẩm Quyến.

    Trung Quốc đang muốn tạo nên những ngôi sao công nghệ để đối chọi với nhóm FANG của Mỹ (Facebook, Apple Netflix, Google) và trong quá trình này, những cái tên nhỏ nhặt sẽ bị lãng quên. Tuy nhiên các đội bán khống trên thị trường chứng khoán sẽ không dễ gì bỏ qua những miếng mồi này.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này