Nữ bác sĩ 24 tuổi đã đạp xe 300 cây số trở lại Vũ Hán khi nghe tin dịch corona bùng phát

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Mechu0108, 8/2/20.

  1. Nữ bác sĩ 24 tuổi đã đạp xe 300 cây số trở lại Vũ Hán khi nghe tin dịch corona bùng phát

    Nữ bác sĩ 24 tuổi đã đạp xe 300 cây số trở lại Vũ Hán khi nghe tin dịch...

    LIÊN HỆ (151 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Mechu0108
    3. Ngày đăng: 8/2/20 lúc 17:44
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Mechu0108

    Mechu0108 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Đọc những tin này quá thương các mẹ ạ! Có những con người sống chết với nghề, làm nghề bằng cả trái tim, để khi có gian nan khó nhọc, họ vẫn không dừng bước. Rồi mai này, họ có quyền tự hào kể cho con cháu nghe về quãng thời gian mà họ đã dũng cảm chiến đấu lại dịch bệnh do virus corona, để ngăn chặn những cái chết, những tai ương cho nhân loại như thế nào <3
    [​IMG]
    Ảnh Internet

    Bác sĩ Cam Như Ý, 24 tuổi, ở Kinh Châu (Hồ Bắc) đang nghỉ phép nhưng khi dịch viêm phổi bùng phát ở Vũ Hán, cô đã đạp xe trở lại thành phố.
    Cam là bác sĩ phòng xét nghiệm Viện vệ sinh dịch tễ thành phố. Khi vừa bày tỏ ý định trở lại để trợ giúp đồng nghiệp, bố mẹ phản đối gay gắt. "Bộ phận của con chỉ có hai người, giờ đồng nghiệp sẽ quá tải khi nhu cầu xét nghiệm máu của người dân tăng cao", Cam nói với mẹ đồng thời nhấn mạnh: "Con là một bác sĩ và giờ này mọi người đang cần con".

    "Nhưng Vũ Hán đang đóng cửa, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Từ đây tới đó 300km, con sẽ đến bằng cách nào?", mẹ Cam lo lắng. "Con sẽ đạp xe, đường xa mấy cũng sẽ đến nơi". Biết không ngăn nổi con gái, bố mẹ Cam đành đồng ý.
    Cam gọi điện cho Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ và người phụ trách ở địa phương để xin giấy thông hành quay trở lại Vũ Hán theo đường công vụ.

    10h sáng ngày 31/1 Cam Như Ý bắt đầu khởi hành từ nhà mình ở thành phố Kinh Châu với lương thực mang theo là mì tôm, bánh quy và cam tươi. 3h chiều cô đến được huyện Công An, tỉnh Hồ Bắc cách nhà 50km. Đêm đầu tiên cô nghỉ chân tại nhà người quen của bố mẹ.


    Cam Như Ý gặp được cảnh sát giao thông thành phố Tiềm Giang, những người giúp cô được trở lại Vũ Hán sau chặng đường dài đạp xe. Ảnh: sina.

    Sang ngày thứ 2, 8h sáng Cam bắt đầu khởi hành, đến 5 giờ chiều cô di chuyển thêm được 100km thì bị chặn lại ở chân cầu Trường Giang. Nhân viên trên cầu không cho xe đạp qua nên Cam gửi tạm xe ở một cửa hàng bách hóa rồi đi bộ sang thành phố Tiềm Giang. Đến nơi, cô thuê một khách sạn nhỏ để nghỉ ngơi và ăn tạm một bát mì, chờ trời sáng cho chuyến đi tiếp theo.
    Ngày thứ 3, Cam vẫy taxi bên đường nhưng không chiếc xe nào đồng ý chở cô đến Vũ Hán. 11h trưa vẫn không bắt được xe, Cam thuê một chiếc xe đạp dùng chung, dựa vào bản đồ trên điện thoại để tiếp tục đạp xe đến Vũ Hán.

    Khi đang đạp xe thì trời mưa, lương thực trong túi của Cam bị ướt sạch. Cô đành dừng chân ở một tiệm mì nhỏ. Đến 8h tối, Cam gặp một số cảnh sát trên đường. Nhìn thấy cô gái có vẻ kiệt sức, một viên cảnh sát lo lắng liệu cô có tiếp tục hành trình được hay không. Họ thuê giúp cô một phòng trọ gần đó, dặn dò Cam giữ gìn sức khỏe. Một trong những viên cảnh sát này đã báo cáo tình hình của Cam với Cục cảnh sát giao thông thành phố Tiềm Giang và người đứng đầu đã đồng ý giúp cô.

    10h sáng hôm sau, cảnh sát đã gửi Cam Như Ý lên một chiếc xe vận chuyển máu. Buổi trưa cùng ngày, chiếc xe đến được quận Hán Dương của Vũ Hán. Tại đây, Cam tiếp tục thuê một chiếc xe đạp dùng chung, đạp xe trở về nơi cô làm việc.

    Điện thoại hết pin, không còn công cụ để tìm đường. Dù đã ở Vũ Hán nhưng Cam không thể nhớ nổi đường trở về đơn vị của mình, cô liên tục lạc đường.

    "Đường vắng tanh, không một bóng người nên tôi không biết hỏi ai. Cứ thế đạp xe, hy vọng sẽ tìm được đường trước khi trời tối", Cam nói. Sau 4 tiếng, vào lúc 6h chiều, cô đã trở về được Viện vệ sinh dịch tễ thành phố.


    Cam Như Ý hiện chỉ chuyên tâm đến công việc xét nghiệm máu cho những người dân bị nghi nhiễm nCoV. Ảnh: sina.

    Sau khi an toàn trở về đơn vị, Cam chỉ kịp gọi điện thông báo cho bố mẹ rồi từ đó không có thêm tin tức gì về cô. "Tôi quá bận để sờ đến chiếc điện thoại", cô nói. Hàng ngày, Cam phải thử nghiệm hơn 20 mẫu máu cho những người bị nghi nhiễm virus nCoV, bữa ăn cũng chỉ mì gói hoặc bánh quy.
    "Tôi không muốn mất quá nhiều thời gian cho ăn uống và nghỉ ngơi, tôi muốn thời gian này chỉ chú tâm đến công việc", nữ bác sĩ 24 tuổi chia sẻ.

    Bác sĩ nhiễm virus corona ở tâm dịch Vũ Hán

    Cầm tờ kết quả chụp CT, bác sĩ Hu Sheng lập tức hủy bữa tất niên với gia đình. Đó là ngày 24/1, sau hai tuần chống dịch, anh bị viêm cả hai bên phổi.

    Khi tiếp xúc với hàng chục bệnh nhân có cùng triệu chứng, anh biết chắc chuyện gì đã xảy ra với bản thân. Hu là một trong số hàng chục bác sĩ ở Vũ Hán đã bị nhiễm loại virus mà họ cố gắng kiểm soát.

    Hu Sheng là một chuyên gia hô hấp, lần đầu tiếp xúc với dịch bệnh hôm 8/1. Bệnh viện Nhân dân số 3 tỉnh Hồ Bắc, cử anh tới hỗ trợ đồng nghiệp ở khoa ngoại trú khám chữa các trường hợp đột ngột sốt cao và viêm phổi. Bệnh viện nằm cách chợ bán buôn hải sản Nam Trung Quốc, nơi xuất hiện những ca nhiễm nCoV đầu tiên từ tháng 12/2019, chỉ bảy km.

    Số bệnh nhân tăng vọt khiến bác sĩ ở khoa ngoại trú phải trực 24 tiếng liên tục và khám chữa 100 bệnh nhân mỗi ngày, gấp đôi ngày thường. Hu ước tính trong số này, 60% bị viêm phổi.

    Hu Sheng mang đầy đủ đồ bảo hộ và luôn luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân. Hai tuần trôi qua, anh bắt đầu mệt mỏi và ho. Ban đầu, nam bác sĩ tưởng rằng mình làm việc quá sức nhưng vẫn đi chụp CT. "Tôi có một đứa con ba tuổi và bố mẹ già yếu. Tôi phải hết sức thận trọng", Hu cho biết.

    Nỗi lo của Hu đã trở thành sự thật. "Tôi cố gắng lý giải tại sao mình lại nhiễm bệnh. Có lẽ là do tôi không đeo găng tay bảo vệ", anh nói.


    Bác sĩ Hu Sheng làm việc ở Bệnh viên Nhân số Ba tỉnh Hồ Bắc ở Vũ Hán, ngày 20/1. Ảnh: Bệnh viên Nhân số Ba tỉnh Hồ Bắc.

    Đến cuối tháng 1, thêm nhiều bác sĩ dương tính với nCoV. Các bệnh viện ở Vũ Hán tăng cường các biện pháp bảo vệ. Đội ngũ y tế phải mặc đồ bảo hộ chống độc toàn thân bao gồm quần áo, khẩu trang, kính.
    Tuy nhiên, nỗi lo nhiễm bệnh vẫn đè nặng lên các bác sĩ trẻ như Ye Liwen. Cô vừa được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân số 3 ngày 4/1. Nữ bác sĩ 27 tuổi mới hành nghề được sáu tháng. Để bố mẹ đỡ lo lắng, cô không giấu luôn việc mình đang ở tâm dịch.

    Chỉ trong vài ngày, Ye xuất hiện triệu chứng đau ngực. May mắn, kết quả chụp CT cho thấy cô không bị viêm phổi. "Cơn đau có lẽ đến từ lo lắng", Ye giãi bày. "Ai có thể không căng thẳng khi làm việc trong môi trường như thế, tiếp nhận quả nhiều bệnh nhân sốt cao và chứng kiến đồng nghiệp gục ngã".


    Bác sĩ Ye Liwen tư vấn cho bệnh nhân ngày 1/2. Ảnh: Bệnh viên Nhân số Ba tỉnh Hồ Bắc.

    Giám sát của Ye, một bác sĩ dày dặn kinh nghiệm hơn, phát hiện dương tính với virus cùng ngày Ye nhận kết quả khám. Ít nhất hai bác sĩ khác và nhiều y tá trong nhóm của Ye cũng mắc bệnh. Nhân sự vì thế liên tục xáo trộn.
    Một số bác sĩ ở Vũ Hán lo lắng về sức khỏe của các thành viên trong gia đình, sợ rằng họ sẽ vô tình truyền bệnh cho thân nhân dù nCoV chủ yếu chỉ nguy hiểm với người già hoặc có sẵn vấn đề sức khỏe nào đó.

    Từ ngày sang làm ở khoa ngoại trú, Hu đã chuyển đến nơi ở khác, cách xa gia đình. Trong khi đó, vợ anh, cũng là bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân sốt mỗi ngày, vẫn ở cùng con. "Tôi dặn đi dặn lại cô ấy phải cẩn thận nhưng vẫn không yên tâm", Hu thừa nhận.

    Chẩn đoán nCoV vẫn là thách thức ở Vũ Hán. Nhiều bệnh nhân phàn nàn rằng các bộ dụng cụ xét nghiệm không đủ dùng. Zhang Xiaochun, bác sĩ hô hấp ở Bệnh viện Trung Nam thì khuyên người dân nên chụp CT.

    "Nhiều bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng rõ ràng lúc mới nhiễm virus. Kết quả chẩn đoán của họ vì thế là âm tính", Zhang nói.

    Bên cạnh đó, Zhang lo ngại rằng việc các cơ sở y tế đề nghị bệnh nhân có triệu chứng nhẹ tự theo dõi ở nhà sẽ trầm trọng hóa dịch viêm phổi. Những đối tượng này dễ lây cho gia đình và cả các nhân viên y tế khi họ tới bệnh viện khám hoặc lấy thuốc.

    "Bệnh nhân cần được cách ly ở trường học và khách sạn ngay lập tức nếu kết quả CT cho thấy họ bị nhiễm trùng phổi. Chúng ta cũng cần đội ngũ tình nguyện viên để đưa thuốc cho bệnh nhân", Zhang nói thêm.

    Đối với Hu, nỗi sợ hãi đang lan rộng khắp Vũ Hán cũng khiến tình tình tồi tệ hơn. Người dân đổ xô đến bệnh viện ngay lúc sốt dẫn đến tình trạng quá tải và càng tăng thêm số ca mắc bệnh do lây nhiễm chéo. "Bạn có thể mắc bệnh chỉ vì đi khám khi chưa cần thiết", Hu giải thích.

    Dù Bệnh viện số Ba đảm bảo mọi bác sĩ nhiễm virus chỉ trở lại làm việc khi đã hồi phục hoàn toàn, Hu muốn trở lại sớm nhất có thể. Hơn bao giờ hết, các bác sĩ chuyên hô hấp như Hu rất cần thiết.

    Hiện cơ sở y tế này đã tăng số giường trong khu nội trú lên gấp bốn lần và đóng cửa một số khoa nhỏ hơn như tai - mũi - họng và nhãn khoa để tập trung nhân lực điều trị bệnh nhân viêm phổi. "Một số giường dành cho nhân viên y tế nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hầu hết chỉ gặp những triệu chứng nhẹ, phần lớn bệnh nhân mà tôi đã gặp cũng vậy", Hu tiết lộ.

    Hu hy vọng trở lại làm việc trong vài ngày tới. Để điều trị, anh đã dùng hai loại thuốc kháng virus và kháng sinh. Ngày 3/2 vừa qua, kết quả chụp CT cho thấy anh không còn dấu hiệu nhiễm trùng phổi.

    "Tôi sẽ cần kiểm tra thêm. Nếu hai kết quả riêng biệt trong ba ngày đều là âm tính, tôi sẽ được coi là khỏi bệnh và có thể làm việc trở lại", Hu cho biết. "Tôi cũng tập thể dục mỗi ngày để chuẩn bị sẵn sàng".

    Dù không nhiều dấu hiệu cho thấy dịch viêm phổi Vũ Hán đang chậm lại, các bác sĩ kỳ vọng các bệnh nhân không quá nghiêm trọng sẽ sớm hồi phục.

    "Từ cảm giác hoang mang lúc đầu, không khí bệnh viện giờ đây đã dịu xuống. Chúng tôi hiểu rõ virus hơn, nhờ đó thấy có niềm tin", Ye chia sẻ. Thấy những nhân viên y tế từng dương tính phục hồi và quay lại làm việc, nỗi lo trong cô phần nào tan biến. Những ngày này, Ye gặp nhiều bệnh nhân cũ tới theo dõi hơn là ca mới mắc.

    Đồng tình với Ye, Hu tin rằng số bệnh nhân khỏe lại sẽ tăng mạnh trong những tuần tới. Tuy vậy, anh vẫn khuyến cáo nhân viên y tế tự bảo vệ ở mức tối đa: "Chúng ta vẫn đang ở giữa đợt bùng phát của dịch bệnh, phải phải thận trọng từng bước".

    Dẫn nguồn từ VNE, Sixth Tone, sina
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này