Nomos, hiện thân hoàn hảo của chủ nghĩa Bauhaus tròn 100 năm về trước

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi P.W, 27/5/19.

  1. Nomos, hiện thân hoàn hảo của chủ nghĩa Bauhaus tròn 100 năm về trước

    Nomos, hiện thân hoàn hảo của chủ nghĩa Bauhaus tròn 100 năm về trước

    LIÊN HỆ (248 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: P.W
    3. Ngày đăng: 27/5/19 lúc 21:53
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. P.W

    P.W Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Walter Gropius, người được mệnh danh là cha đẻ ngôi trường Bauhaus huyền thoại từng có một câu nói như thế này: “Tâm trí con người giống như một cây dù - Không rộng mở thì không thể hoạt động hiệu quả được.” Câu nói này, thiết nghĩ mô tả hoàn hảo những gì Bauhaus muốn đạt được, và những gì Bauhaus đã thay đổi thế giới trong 100 năm qua. Không có trào lưu Bauhaus, những món đồ chúng ta sử dụng ngày hôm nay sẽ không thể có dáng vẻ hiện đại, gọn gàng, sạch sẽ như bây giờ. Nó tạo ra ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của cuộc sống, mọi thứ đồ chúng ta sử dụng ngày hôm nay.
    [​IMG]

    Và trong thế giới đồng hồ, dù sinh sau đẻ muộn, nhưng giờ đây Nomos của Đức chính là hiện thân rõ ràng nhất của chủ nghĩa thiết kế ra đời tròn 100 năm trước. Trong nhiều bài viết của mình, nhiều anh em bình luận chia sẻ hình ảnh những chiếc Nomos họ sở hữu, với sự yêu thích dành cho một thương hiệu rất “khác” với phần còn lại của thế giới đồng hồ Đức. Nhưng nếu biến bài viết này thành một bài review, thì sẽ rất nhàm. Tại sao lại không mượn chính hình ảnh của Nomos để nói về Bauhaus, thứ góp phần định hình những đường nét của thế kỷ XX, và cả thế kỷ XXI?

    [​IMG]

    Để hiểu về Nomos, chúng ta gần như chẳng cần hiểu lịch sử của ngành đồng hồ nước Đức hay của thế giới, với những cái tên lừng lẫy, từ A Lange & Sohne đến Glashutte Original. Mà thay vào đó, hãy quay ngược dòng 1 thế kỷ trước để thấu hiểu dù chỉ là một phần rất nhỏ nhoi những gì ngôi trường Bauhaus đã làm được trong việc tạo ra một cuộc cách mạng về hình khối và màu sắc.

    Giữa cái thời những năm 20 của thế kỷ XX, khi phong trào art deco của thời kỳ “roaring twenties” với những họa tiết cầu kỳ hoa lá hẹ lên ngôi, mọi thứ đều hoa mỹ như thế này:

    [​IMG]

    Từ kiến trúc, đồ tiêu dùng cho tới nội thất, art deco đem những đường nét uyển chuyển mềm mại vào những món đồ đầu thế kỷ XX. Những tòa nhà như Chrysler Building ở New York, hay tòa nhà 30 Rockefeller Center năm 1933 là hiện thân của chủ nghĩa này. Anh em xem phim The Great Gatsby hẳn cũng để ý những đường nét hoa văn trang trí tạo nên phong cách của thập niên 1920. Mình hoàn toàn không nghĩ nó xấu, nhưng đối với Walter Gropius và những người đồng sự của ông tại ngôi trường Bauhaus, “hình thù phải phục vụ cho mục đích sử dụng”. Và từ đó, những nghệ sỹ, họa sỹ, kiến trúc sư và nhà thiết kế chung tay tạo ra một tầm nhìn chung, trước khi đảng Quốc Xã Đức quyết tận diệt chủ nghĩa này.
    [​IMG]

    Cũng vẫn là Gropius. Ông từng tuyên bố rằng, “những loại vật liệu nhân tạo, thép, bê tông và kính đang dần thay thế những nguyên liệu thô sơ trong quá trình xây dựng các công trình.” Thử tưởng tượng một căn nhà không có bê tông cốt thép, không có cửa sổ kính đón ánh nắng mặt trời? Cùng với đó, chính Bauhaus đã góp phần tạo ra khái niệm “mỹ thuật công nghiệp”. Trước đó, nếu muốn học mỹ thuật hay học thiết kế sản phẩm từ những chất liệu như gỗ, thép, vải, gốm sứ, con người sẽ phải đến những ngôi trường khác nhau, với chương trình học khác nhau hoàn toàn. Kiến thức và thực hành thường ít khi song hành với nhau.

    Bauhaus đã thay đổi điều đó vĩnh viễn.

    [​IMG]

    Những nhà thiết kế đi theo chủ nghĩa Bauhaus luôn đau đáu một câu hỏi, đó là làm thế nào để tạo ra sự cân bằng hoàn hảo giữa công năng và tính thẩm mỹ. Bỗng nhiên, những khái niệm như “minimalist” hay “simplistic” trở thành kim chỉ nam và khiến người ta lầm tưởng về chủ nghĩa thiết kế này. Bauhaus hoàn toàn không đồng nghĩa với tối giản. Những món đồ thiết kế theo chủ nghĩa này phải đủ chi tiết và công năng để phục vụ hoàn hảo cho con người, không thừa, không thiếu.

    Thế nhưng, bản thân chủ nghĩa thiết kế này cũng không nhận được nhiều sự quan tâm khi ngôi trường Bauhaus còn đang tồn tại. Trái lại, phải sau Thế chiến thứ 2, khi Dieter Rams trở thành người chịu trách nhiệm thiết kế nên rất nhiều món đồ mang tính biểu tượng của Braun, Bauhaus mới được nhiều người biết đến và tạo ra khác biệt.

    Và những triết lý thiết kế đó đưa chúng ta đến với Nomos.

    [​IMG]

    Giữa thời điểm Bauhaus được khai sinh cho tới khi Nomos được ra đời, nước Đức trải qua hàng chục năm giông tố. Thế chiến thứ 2 nổ ra với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đứng đầu là Adolf Hitler và đảng Quốc Xã. Sau khi bại trận, nước Đức bị chia đôi và bị ảnh hưởng bởi hai cường quốc Mỹ và Liên Xô. Bức tường Berlin được dựng lên từ năm 1961 đến năm 1989. Sau khi bức tường sụp đổ, nước Đức thống nhất, tháng 01/1990, Nomos Glashütte được Roland Schwertner, một chuyên viên công nghệ thông tin và nhiếp ảnh gia đến từ Dusseldorf đăng ký thương hiệu. Hai năm sau, họ cho ra đời bộ sưu tập đồng hồ đầu tiên: Tangente, Orion, Ludwig và Tetra. Tất cả được tạo ra dưới bàn tay của nữ thiết kế Susanne Gunther, lấy cảm hứng trực tiếp từ Bauhaus.

    [​IMG]

    Hơn 20 năm sau, Tangente vẫn là sản phẩm mang tính biểu tượng của Nomos. Nó là sản phẩm đầu tiên, và có thiết kế vừa trẻ trung, đơn giản mà lại theo đúng những “quy luật” của Bauhaus, không có chi tiết thừa, mọi thứ đều đáp ứng công năng sử dụng. Nếu như Ludwig là góc nhìn mang tính cổ điển hơn, với vạch số La Mã, thì Tangente lại tươi trẻ hơn rất nhiều. Ai mà biết được, chỉ cùng một thiết kế lớp vỏ và bộ máy bên trong, thay đổi mặt số lại khiến chiếc đồng hồ có phong cách khác hoàn toàn như vậy.

    Có điều nho nhỏ là, vì sở hữu máy lên cót bằng tay, Nomos Tangente cũng đòi hỏi sự quan tâm của người chủ, không chỉ riêng phiên bản có ngày (datum) như mình dùng. Cót máy alpha trữ được 43 tiếng, nghĩa là cỡ 1 ngày rưỡi, anh em sẽ phải vặn cót một lần, nếu không đồng hồ hết năng lượng, và sẽ phải chỉnh lại giờ.

    [​IMG]

    Không phải ngẫu nhiên mà Nomos lại được nhiều người Việt yêu mến đến thế. Ngay từ ánh nhìn đầu tiên đã thấy nó cuốn hút theo cách rất riêng. Nó không tạo ra cá tính như Omega Speedmaster hay Rolex Submariner, mà cuốn hút vì sự đơn giản đến khó tin với mặt kem cùng cọc số đen nhánh, vì tỉ lệ hình khối với bố cục hoàn hảo trên mặt đồng hồ, và vì ba kim thép nung xanh bắt mắt dưới ánh nắng.

    Cảm giác nhìn chiếc đồng hồ nhỏ nhắn vừa vặn, mặt số sạch sẽ với font chữ in gọn gàng, điểm xuyết thêm ba kim đồng hồ mỏng, nung xanh mát mắt luôn là thứ mà những người chủ sở hữu những chiếc Nomos tự hào về chiếc đồng hồ của họ. Càng gập dài, nhưng với đường kính 35mm, Nomos Tangente phù hợp cho cả nam lẫn nữ, ai đeo cũng được. Nó phù hợp với anh em làm văn phòng, thiết kế không hề lòe loẹt đồng bóng, mà trái lại rất thông minh và tươi tắn. Các chị em cũng có thể đổi gió sau khi đã chán ngấy những chiếc đồng hồ điệu đà, muốn tìm một món trang sức đi cùng với bộ đồ công sở... Nó gọn gàng, nhẹ nhàng đến mức có thể đeo nó lên cổ tay và quên luôn việc mình đang đeo đồng hồ, không như những chiếc đồng hồ vỏ thép nặng nề.

    Không chỉ dừng lại ở thiết kế, Nomos còn tuân thủ quy luật của Bauhaus tới mức, họ chỉ làm những gì cần thiết. Một chiếc đồng hồ chỉ có một mục đích duy nhất, đó là thông báo chính xác thời gian hiện tại. Và sau nhiều năm trời sử dụng bộ máy Valjoux 7001 vàng óng, đến tháng 4/2005, Nomos cho ra đời bộ máy alpha, họ tự phát triển và từ đó đến nay, Nomos chưa sử dụng bất kỳ bộ máy nào khác trong các mẫu đồng hồ của họ cả. Sau alpha là DUW 3001 và 6101, lên cót tự động và hiển thị ngày, thay vì phải lên cót tay như alpha. Nếu may mắn tìm được bản lưng kính, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng bộ máy đơn giản mà rất đẹp mắt như thế này:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Họ bỏ hàng chục triệu Euro để phát triển máy in-house vì cho rằng đó là điều cần thiết, trong khi một chiếc Nomos trung bình cũng chỉ có giá cỡ 1.000 đến 1.500 USD, mua cũ còn rẻ hơn. Chỉ với giá mua một chiếc iPhone XS Max, chúng ta đã được sở hữu một chiếc đồng hồ ở tầm giá entry, với những chi tiết được chính bàn tay con người trau chuốt sau khi được máy móc công nghiệp tạo ra. Nomos giống như những người trẻ tuổi cố gắng thay đổi tư duy giữa một thị trường có phần già nua. Cũng phải thôi, họ đặt trụ sở và làm việc ở trung tâm ngôi làng Glashutte xứ Saxony, nơi những gã khổng lồ của làng đồng hồ nước Đức làm việc, một vài trong số đó xứng đáng so sánh với tầm cỡ của Patek, Audemars và Vacheron Constantin. Ở nơi đó, Lange hay Glashutte Original có lịch sử ngót cả trăm năm, còn Nomos thì mới tồn tại chưa đầy 3 thập kỷ.

    Nhưng Nomos đi theo hướng khác. Họ đi theo đúng hướng đi mà Walter Gropius và Ludwig Mies van der Rohe khai phá khi mở ra ngôi trường Bauhaus, tạo ra những chiếc đồng hồ tốt, dùng được cả đời nhưng có giá phải chăng, ai cũng có thể mua được, ai cũng có thể đeo được, nói ngắn gọn là phù hợp với mọi nhà.

    [​IMG]

    Nói thế cũng không có nghĩa Nomos là chiếc đồng hồ hoàn hảo. Dưới ống kính macro, quá trình sử dụng để lại những vết xước dăm ở vỏ thép và crown lên cót, hay những vết bẩn bên trong khe giữa lớp kính ở mặt sau chiếc đồng hồ và vỏ thép, hay những chi tiết dưới mắt thường chẳng thể nào phát hiện ra, như vết xước ở đuôi kim chẳng hạn. Nomos có thể có chất lượng hoàn thiện xuất sắc, nhưng chỉ là xuất sắc trong tầm giá, và xuất sắc dưới mắt thường. Thật khó có thể so sánh nó với những thương hiệu lớn khác.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bản thân Nomos là “của lạ”, dù vẫn có thể dùng đeo hàng ngày, nhưng rồi sau nửa năm, một năm hay lâu hơn, con mắt của chúng ta sẽ trở nên nhàm chán với những đường nét tối giản trên bề mặt dial của chiếc đồng hồ. Những chiếc đồng hồ lặn hay đồng hồ thể thao với thiết kế hầm hố hơn, cuốn hút hơn vẫn luôn là đối trọng của Nomos. Đến thời điểm này, mình chỉ chọn đeo Nomos vài ngày trong tuần, phụ thuộc trang phục có hợp hay không, chứ chẳng còn đeo nó liên tục như khi mới mua về nữa. Thế nhưng, không có thì lại thèm muốn, và một khi đã bị Nomos hút hồn, rất khó để quên đi những đường nét người Đức tạo ra.

    [​IMG]

    Không khó để khẳng định, Nomos chính là hiện thân trong thế kỷ XXI của chủ nghĩa Bauhaus. Nó kết hợp công nghệ với kỹ năng của nghệ nhân, kết hợp kiến thức sản xuất đồng hồ cổ điển với những chất liệu mới, và trên hết, những chiếc đồng hồ của thương hiệu Đức này kết hợp cả sự sáng tạo lẫn sự chính xác của máy móc, để từ đó tạo ra một làn gió tươi trẻ giữa thời điểm những hãng đồng hồ khác vẫn còn loay hoay tìm đường đi thoát khỏi những thiết kế đã đi cùng họ hơn nửa thế kỷ, dù vẫn đắt khách nhưng đã phần nào trở nên nhàm chán./.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này