FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Chỉ một vài thao tác tưởng chừng đơn giản trong quá trình chế biến món ăn như dùng thìa bằng kim loại xào thức ăn, cho thực phẩm vào lò vi sóng... cũng sẽ khiến đồ dùng bếp giảm tuổi thọ đi rất nhiều. Nếu muốn đảm bảo độ bền cho nồi, chảo, thớt hay lò vi sóng, chị em có thể tham khảo nội dung em chia sẻ nha, toàn là những thao tác quen thuộc thôi ạ. Nấu lửa quá lớn, nồi chất liệu bằng thép không gỉ sẽ có vết bám hình đường cong 1/ Đặt lòng nồi cơm điện ẩm vào nồi Khi vo gạo xong, chị em nhớ lấy khăn lau khô lòng nồi cơm điện rồi hãy đặt vào nồi nấu. Nếu lòng nồi còn nước ẩm thì khi đặt vào nồi, nước sẽ làm mâm nhiệt hư hỏng. Khi cơm chín, nên lau mặt trong của nắp nồi để độ ẩm và hơi nước không đọng lại. Ngoài ra, khi rửa lòng nồi cơm điện, các chị nên dùng miếng bọt biển hoặc vải, vì chúng có độ mềm đủ để không làm xước lòng nồi như những miếng cước nhôm. 2/ Vặn lửa quá lớn khi nấu Trong lúc nấu chị em cũng lưu ý đừng vặn lửa quá lớn để đồ bếp bền hơn. Nếu lửa to, những loại có chất liệu bằng thép không gỉ sẽ xuất hiện vết bám hình đường cong trên bề mặt, còn chảo chống dính thì sẽ bong lớp chống dính sau nhiều lần "quá lửa" và trở thành một cái chảo bình thường. Mặc dù việc vặn lửa quá lớn chỉ làm ảnh hưởng đến một số công dụng của đồ bếp chứ hoàn toàn không phá hủy nó đến mức không thể dùng tiếp được, nhưng chị em cũng nên quan tâm đến việc điều chỉnh lửa để bảo quản đồ bếp tốt hơn. 3/ Dùng lò vi sóng chưa đúng cách Không để thực phẩm quá nặng vào nồi và phải tuân thủ khối lượng tối đa của chiếc lò vi sóng ở nhà mình nha các chị, thông tin này mình có thể đọc trong sách hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Ngược lại, với thực phẩm quá nhẹ như 1 cái sandwich hay hambuger, nên để kèm thêm 1 ly nước vào lò để khi có bức xạ vi sóng thì nước sẽ hấp thụ giúp thực phẩm thơm ngon, không bị khô cứng. Trường hợp không có bất cứ thứ gì trong lò vi sóng thì đừng nên bật lò, vì nếu lò được kích hoạt thì Magnetron (ống chân không năng lượng cao, tạo ra vi sóng) sẽ nhanh hỏng. Tương tự như những dụng cụ nhà bếp khác, để kéo dài tuổi thọ cho lò vi sóng, chị em cũng nên thường xuyên làm sạch thiết bị này, đặc biệt là sau khi chế biến các món nhiều dầu mỡ. 4/ Sử dụng sai chức năng Cho hộp nhựa đựng không đúng chuẩn vào lò vi sóng, đặt thớt nhựa lên bề mặt nóng, mở nắp chai bằng dao hay đậy nồi inox bằng đĩa nhựa... là những lỗi khá phổ biến khiến đồ dùng nhà bếp nhanh hỏng. Vì vậy, chị em nên tìm hiểu kỹ thông tin của từng món đồ để có cách sử dụng cho phù hợp nha. Nếu cho hộp nhựa không đúng chuẩn vào lò vi sóng, chất độc hại trong nhựa sẽ ngấm vào thức ăn 5/ Đồ gỗ ngâm lâu trong nước Khi rửa thớt gỗ, không nên ngâm lâu vì thớt sẽ dễ bị ố, mốc và có thể bị nứt theo thời gian. 6/ Mặt chống dính bị xước Mặt chảo chống dính dễ bị xước trong các trường hợp sau: - Khi nấu, những mảnh xương nhỏ chà lên mặt chảo. - Lựa chọn sai chất liệu thìa, xẻng. Nếu thìa, xẻng kim loại sẽ sắc nên dễ làm xước bề mặt chống dính trong lúc đảo nguyên liệu. Vì vậy nên chọn mua thìa, xẻng nhựa có viền tròn thì sẽ ít ảnh hướng đến độ bền của nồi, chảo. Bề mặt chống dính bị xước