Những cổ phiếu ‘trượt’ về đáy một năm

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 4/6/21.

  1. Những cổ phiếu ‘trượt’ về đáy một năm

    Những cổ phiếu ‘trượt’ về đáy một năm

    LIÊN HỆ (226 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 4/6/21 lúc 11:13
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang thăng hoa với mức tăng điểm hơn 50% chỉ trong vòng 1 năm (đến tháng 5/2021). Song, bên cạnh những cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ, vẫn còn đó những cái tên đứng ngoài bữa tiệc thị trường.

    [​IMG]
    Đồ họa: Tuấn Trần
    Đi ngược xu hướng thị trường

    Tính đến 31/5/2021, có 50 cổ phiếu đã giảm về quanh mức thấp nhất trong 1 năm qua, theo dữ liệu thống kê VietstockFinance trên cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM, với điều kiện khối lượng giao dịch bình quân (KLGDBQ) trên 20,000 đồng/cp và biên độ chênh lệch không quá 20%.

    Đây là nhóm cổ phiếu khiến những nhà đầu tư đang nắm giữ không khỏi lo lắng, băn khoăn. Bởi lẽ diễn biến giá cổ phiếu sau 1 năm lại hoàn toàn khác biệt với bối cảnh thị trường chung – đang tiến lên những tầng cao mới.

    Cụ thể, đến hết tháng 5/2021, VN-Index đã vượt 1,300 điểm, ghi nhận mức tăng trưởng 54% qua 1 năm. Các chuyên gia chứng khoán đang đưa ra những dự báo sáng sủa rằng chỉ số đại diện TTCK Việt Nam hoàn toàn có thể đạt 1,400 thậm chí 1,500 điểm ngay trong năm nay.


    Những cổ phiếu giảm giá về đáy 1 năm (từ 1/6/2020-31/5/2021)

    [​IMG]

    Nguồn: VietstockFinance
    Giảm giá về đáy 1 năm

    Thống kê cho thấy có 5 mã cổ phiếu kết thúc tháng 5/2021 ở mức giá thấp nhất trong vòng 12 tháng, gồm: YEG, HVG, GKM, VNG và HNG.

    Cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) vẫn lầm lũi đi xuống trong suốt 12 tháng qua, chốt phiên 31/05/2021 ở mức giá 20,350 đồng/cp. Cuộc khủng hoảng mạng đa kênh với Youtube từ hơn 2 năm trước đánh tan kỳ vọng tăng trưởng của YEG. Công ty đã thua lỗ từ 2019-2020 và tiếp tục kéo sang quý 1/2021.

    Giai đoạn đầu năm 2020, việc bà Trần Uyên Phương – con gái ông Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát) gom mua vào hàng triệu cổ phiếu chính là cú hích giúp thị giá YEG cải thiện rõ rệt với những phiên tăng trần liên tiếp. Song, niềm vui ngắn chẳng tày gang, diễn biến này chỉ kéo dài được khoảng 1 tháng và cổ phiếu quay về xu hướng sụt giảm như trước. Hiện, cổ đông lớn nói trên lại đang có động thái thoái vốn.


    Diễn biến giá cổ phiếu YEG qua 1 năm

    [​IMG]

    Nguồn: VietstockFinance
    Tăng giá nhưng rồi lại… “quay xe”

    Trong khi nhiều mã liên tục dò đáy suốt 1 năm, không ít cổ phiếu tăng lên đáng kể rồi lại giảm quay về vạch xuất phát, “đâu lại về đó”. Nếu nhà đầu tư mua vào từ 12 tháng trước, bỏ lỡ cơ hội bán ra ở vùng giá tốt mà tiếp tục nắm giữ thì hiệu quả mang về sẽ không đáng kể, thậm chí thua lỗ.

    Điển hình như cổ phiếu VNM của ông lớn ngành sữa Vinamilk. VNM từ mức dưới 90,000 đồng/cp vào tháng 7/2020 đã có lúc tăng lên trên 116,000 đồng/cp (tháng 1/2021) nhưng rồi lại “tuột” về quanh 90,000 đồng/cp vào cuối tháng 5/2021.


    Diễn biến giá cổ phiếu VNM qua 1 năm

    [​IMG]

    Nguồn: VietstockFinance
    Nhiều chuyên gia đánh giá việc cổ phiếu VNM diễn biến kém khả quan thời gian gần đây đến từ kỳ vọng của giới đầu tư. Thực tế kể từ 2017 đến nay, tốc độ tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có dấu hiệu chậm lại. Biên lãi gộp bị co lại từ quý 2/2020 đến quý 1/2021, ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu cao. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, Tổng Giám đốc Mai Kiều Liên cho biết VNM đã chốt giá nguyên liệu đến tháng 6/2021; do vậy, giá nguyên vật liệu quý 1/2021 không tăng cao so cùng kỳ, song, quý 2/2021 có thể rất cao. Trong khi đó, ngành sữa ngày càng chứng kiến đà cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến sức tiêu thụ của người dân.

    Đồng điệu với VNM, cổ phiếu của các công ty trong chuỗi sở hữu liên quan gồm GTNFoods (HOSE: GTN), Vilico (UPCoM: VLC) và Mộc Châu Milk (UPCoM: MCM) đều chứng kiến diễn biến kém sắc.

    Một ông lớn ngành thực phẩm – đồ uống khác là Sabeco (HOSE: SAB) cũng gặp tình trạng tương tự. SAB từng đạt đỉnh 205,400 đồng/cp vào tháng 1/2021, tăng 37% từ đáy 150,200 đồng/cp, song rồi lại giảm về quanh 155,000 đồng/cp vào tháng 5/2021.


    Diễn biến giá cổ phiếu SAB qua 1 năm

    [​IMG]

    Nguồn: VietstockFinance
    Lãnh đạo SAB cho biết 2020 là năm khó khăn, hãng bia này chịu tác động tiêu cực từ nhiều phía như dịch Coivd-19, Nghị định 100, đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, tin đồn giả mạo… Sang 2021, thử thách trước mắt của SAB là làm sao nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu và khả năng phân phối sản phẩm. Những đối thủ đã gia tăng chi phí quảng cáo tiếp thị rất nhiều nên SAB cũng sẽ đầu tư nhiều hơn các chi phí này.

    Những cú rơi đầy bất ngờ

    Câu chuyện tại Phát triển Nhà Thủ Đức (HOSE: TDH) xảy đến đột ngột hơn. Vào thời điểm cuối năm 2020, Công ty công bố việc bị thu hồi 396 tỷ đồng liên quan đến vi phạm hành chính về thuế. Đến tháng 5/2021, TDH cho biết đã trích ra 396 tỷ đồng tạm nộp trong khi chờ kết luận của cơ quan chức năng. Công ty đã khởi kiện tại Tòa án Nhân dân TPHCM đề nghị Tòa án xem xét tuyên bố hủy bỏ quyết định 5438 và 5439 của Cục Thuế TPHCM; vụ án hiện vẫn đang được xem giải quyết theo quy định.

    Phản ứng trước thông tin bất lợi, thị giá cổ phiếu trên sàn đã quay ngoắt 180 độ so với đà tăng trước đó. Từ đỉnh 11,350 đồng/cp lập tại phiên 29/12/2020, TDH giảm 1 mạch 37%, về 7,100 đồng/cp vào đầu tháng 2/2021 và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại.


    Diễn biến giá cổ phiếu TDH qua 1 năm

    [​IMG]

    Nguồn: VietstockFinance
    Một trường hợp cổ phiếu bất ngờ “rơi tự do” khác là TLD của Thăng Long Deco (HOSE: TLD). Cổ phiếu TLD tăng giá gấp 4 lần kể từ đầu năm 2020 cho đến 28/09/2020, đạt đỉnh 16,700 đồng/cp. Song, cũng từ đây, thị giá lao một mạch về 5,100 đồng/cp trong vòng vỏn vẹn 3 tháng (đến 12/2021), tức “bốc hơi” tới 70%. Đến nay, TLD vẫn chỉ dao động loanh quanh 5,000-8,000 đồng/cp.

    Một điều trùng hợp, khi giai đoạn cổ phiếu TLD đạt đỉnh (tháng 9/2020) cũng chính là thời điểm Công ty thực hiện tăng vốn hàng trăm tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu. Cụ thể, TLD đã phát hành hơn 19 triệu cp, tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, đạt 381 tỷ đồng.


    Diễn biến giá cổ phiếu TLD qua 1 năm

    [​IMG]

    Nguồn: VietstockFinance
    Giống TLD, cổ phiếu HNG của HAGL Agrico (HOSE: HNG) cũng chứng kiến đà tăng mạnh bị chặn đứng bởi thông tin liên quan đến phát hành cổ phiếu.


    Diễn biến giá cổ phiếu HNG qua 1 năm

    [​IMG]

    Nguồn: VietstockFinance
    Chi tiết hơn, vào đầu tháng 1/2021, ĐHĐCĐ bất thường HNG đã thông qua phương án phát hành 741 triệu cp riêng lẻ, tăng vốn lên mức 18.5 ngàn tỷ đồng. Vì không đủ điều kiện để chào bán cổ phiếu ra công chúng, Công ty chỉ có một phương án duy nhất là phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược. Theo đó, HNG sẽ hoán đổi hầu hết khoản nợ của CTCP Nông Nghiệp Trường Hải (Thagrico) – đơn vị thuộc hệ sinh thái của Thaco nhằm cải thiện các chỉ số tài chính.

    Dù huy động hàng ngàn tỷ đồng, HNG vẫn lên kế hoạch thận trọng cũng như không chia cổ tức trong 2021. Công ty dự kiến năm nay sẽ đem về doanh thu thuần 1,891 tỷ đồng, giảm 20% và lãi trước thuế ước tính 16 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 so với kết quả thực hiện 2020.

    Duy Na

    FILI
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này