Nhãn xuồng cơm vàng Bình Thuận “lên đời”: Dày cùi, ngọt lịm và cực ngon

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 7/5/19.

  1. Nhãn xuồng cơm vàng Bình Thuận “lên đời”: Dày cùi, ngọt lịm và cực ngon

    Nhãn xuồng cơm vàng Bình Thuận “lên đời”: Dày cùi, ngọt lịm và cực ngon

    LIÊN HỆ (375 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 7/5/19 lúc 18:38
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Ba, ngày 07/05/2019 14:40 PM (GMT+7)

    Giữa tháng 4, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 27922/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng Thắng Hải - Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận do Hội Nông dân (ND) xã Thắng Hải đứng ra đăng ký xác nhận nhãn hiệu tập thể hơn 2 năm trước. Đặc sản nhãn xuồng cơm vàng Thắng Hải có đặc tính cơm có màu vàng, dày cùi, giòn, được đánh giá vị ngọt, khá thơm.


    Theo ông Trần Xuân An - Chủ tịch Hội ND xã Thắng Hải, tại địa phương, trước đây, có thời điểm diện tích nhãn lên tới cả ngàn ha, nhưng chưa được nhiều người biết đến, sản xuất còn manh mún, không có sự liên kết, phối hợp, đặc biệt làm chưa tốt khâu thị trường, sản phẩm không có đầu ra nên nhiều hộ đã chặt bỏ.

    [​IMG]

    Nhãn xuồng cơm vàng Hàm Tân kỳ vọng sẽ phát triển hơn nhờ được cấp chứng nhận nhãn hiệu. Ảnh: LQ

    Hiện nay, diện tích nhãn đang đến tuổi cho thu hoạch khoảng 270ha và cũng nhiều hộ bắt đầu quay lại trồng nhãn. Xã Thắng Hải có vị trí khá đặc biệt, là một xã ven biển nên ngoài việc chịu tác động của xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu, còn gặp khó khăn về nguồn nước tưới do sụt giảm nguồn nước ngầm. Để duy trì và phát triển nghề trồng cây ăn trái nói chung và cây nhãn nói riêng, Hội ND xã và chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân địa phương từ kỹ thuật canh tác như tưới tiết kiệm nước, đào giếng, xây hồ chứa nước, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương... cho đến việc bảo vệ nông sản như biện pháp “mắc mùng” cho cây ăn trái tránh dơi, chim phá hoại.

    Ông An cho biết: “Trong tương lai, khi đã có thương hiệu, chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm nhãn đặc sản của địa phương, từ đó nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân. Từ thành công của việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm khác, bởi ở địa phương, ngoài nhãn, một số nông sản khác cũng thích hợp và có chất lượng được đánh giá là thơm ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng”.

    [​IMG]

    Mỗi lá được người trồng xuất ngoại với giá 700 đồng, chủ yếu cho thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở nước bạn...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này