Nhân viên Facebook khổ sở sau trận chung kết Euro 2020

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Minh Thiện, 13/7/21.

  1. Nhân viên Facebook khổ sở sau trận chung kết Euro 2020

    Nhân viên Facebook khổ sở sau trận chung kết Euro 2020

    LIÊN HỆ (408 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Minh Thiện
    3. Ngày đăng: 13/7/21 lúc 13:33
    4. Số điện thoại: 000000000
  2. Minh Thiện

    Minh Thiện Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    23/2/21
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Nhân viên kiểm duyệt của Facebook không thể ngăn chặn những bình luận tiêu cực, phân biệt chủng tộc xuất hiện tràn ngập trên nền tảng này sau đêm chung kết Euro giữa Anh và Italy.
    [​IMG]
    Sau trận cầu căng thẳng giữa Anh và Italy, mạng xã hội Facebook và Instagram tràn ngập những lời công kích sai lầm của huấn luyện viên Southgate và các cầu thủ trẻ đá hỏng phạt đền.

    Nhân viên của Facebook đã vất vả để ngăn chặn, kiểm duyệt các bình luận này nhưng không mấy tác dụng. Những lời lẽ xúc phạm, phân biệt chủng tộc vẫn xuất hiện dày đặc trên hai tài khoản mạng xã hội của Bukayo Saka và Marcus Rashford.

    Nhân viên đang “cầu xin” Facebook phải hành động tích cực hơn đối với những bình luận phân biệt chủng tộc trên tài khoản của hai cầu thủ Anh là Bukayo Saka và Marcus Rashford, trang Businessinsider trích dẫn dòng tweet của nhà báo Ryan Mac hôm 13/7.

    Theo Ryan Mac, một số nhân viên Facebook kể rằng họ đã nhiều lần cảnh báo công ty về những bình luận phân biệt chủng tộc trong suốt hơn 12 giờ sau trận chung kết Euro 2020, bao gồm cả những biểu tượng hình khỉ.

    Một nhân viên thậm chí đã hỏi liệu "có thể xóa các biểu tượng phân biệt chủng tộc kia khỏi chức năng bình luận hay không". Một nhân viên khác cho biết anh đã báo cáo nhiều bình luận phân biệt chủng tộc đến nỗi tài khoản Instagram cá nhân bị vô hiệu hóa và anh không thể báo cáo nữa.

    "Chúng tôi phải hành động nhanh hơn" một nhân viên Facebook nói với nhà báo Ryan Mac.

    [​IMG]
    Bukayo Saka đang hứng chịu nhiều bình luận phân biệt chủng tộc sau trận chung kết Euro 2020 giữa tuyển Anh và Italy. Ảnh: CBS News

    Phía Facebook cho rằng bản thân biểu tượng cảm xúc hình quả chuối hoặc con khỉ không vi phạm quy tắc cộng đồng, nhưng công ty sẽ xem xét về bối cảnh chúng được sử dụng để đưa ra quyết định.

    "Chúng tôi đã nhanh chóng xóa các bình luận và tài khoản xúc phạm các cầu thủ Anh đêm qua và chúng tôi sẽ tiếp tục hành động chống lại những người vi phạm quy tắc của chúng tôi", người phát ngôn của Facebook nói với Insider.

    Facebook cũng cho rằng hãng không thể khắc phục được sự cố này trong một sớm một chiều, nhưng cam kết giữ an toàn cho cộng đồng Facebook.

    Theo Ryan Mac, nhiều nhân viên của Facebook không hiểu tại sao công ty không lường trước được những nhận xét phân biệt chủng tộc như vậy ở một sự kiện thể thao, điều vốn luôn thường xảy ra trong suốt mùa giải.

    "Chúng tôi nhận được nhiều bình luận xúc phạm sau mỗi trận đấu, và thậm chí tồi tệ hơn khi một cầu thủ da màu bỏ lỡ cơ hội ghi bàn... Chúng tôi thực sự không thể bị coi là đồng lõa trong việc này", một nhân viên nói trong diễn đàn nội bộ.

    Có rất nhiều bình luận phân biệt chủng tộc trong bài đăng trên Instagram của cả Saka và Rashford, trong số đó một tài khoản đã gọi Saka và cầu thủ khác là "khỉ đầu chó".

    Nhiều người dùng tỏ ra bất bình, kêu gọi ngăn chặn hành vi phân biệt chủng tộc và bày tỏ sự ủng hộ đối với hai cầu thủ này.

    [​IMG]
    Nhiều nhân viên Facebook cho biết họ rất khổ sở và thậm chí đã cảnh báo công ty nhiều lần nhưng các bình luận tiêu cực vẫn xuất hiện tràn lan sau mỗi trận đấu. Ảnh: Dawn.

    Kiểm duyệt nội dung từ lâu đã là gót chân Achilles của Facebook, dù cho nền tảng này dùng cả con người và AI để sàng lọc các bài đăng.

    Một số đội thể thao và vận động viên hàng đầu của Anh đã tẩy chay Facebook, Instagram và Twitter để phản đối việc các nền tảng này không xóa các bài đăng phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính.

    Ngoài ra, chính phủ Anh cũng đang nhắm đến việc quản lý chặt chẽ hơn các nền tảng công nghệ lớn bằng việc đề xuất Dự luật An toàn Trực tuyến.

    Quy định trên sẽ trao cho cơ quan giám sát truyền thông Ofcom quyền phạt các công ty lên tới 18 triệu bảng Anh ( tương đương 24,9 triệu USD) hoặc 10% doanh thu toàn cầu hàng năm của họ, tùy theo mức nào cao hơn, nếu vi phạm.

    ZING
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này