Nhà máy thông minh có phải là xu hướng mới?

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi masterlai2011, 3/3/24.

  1. Nhà máy thông minh có phải là xu hướng mới?

    Nhà máy thông minh có phải là xu hướng mới?

    50,000 VNĐ (51 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Tp. Đà Nẵng
    3. Tình trạng hàng: Mới 100%
    4. Nhu cầu: Cần Bán
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: masterlai2011
    3. Ngày đăng: 3/3/24 lúc 19:34
    4. Số điện thoại: 0981454744
  2. masterlai2011

    masterlai2011 Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    17/7/23
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Trong khuôn khổ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhà máy thông minh (Smart Factory) được coi là một xu hướng mới, mang lại những ưu điểm, đổi mới trong sản xuất và có khả năng dần thay đổi các nhà máy truyền thống. Tuy nhiên trên thực tế, một số doanh nghiệp thường ngại, e ngại khi đầu tư xây dựng và vận hành loại mô hình này. Hầu hết khi được tư vấn đều đưa ra các câu hỏi như sau:

    · Mô hình nhà máy 4.0 này có thực tế không?

    · So với nhà máy thông thường, lợi ích của nó có nổi bật hơn không?

    · Với giải pháp này thì liệu các chi phí sản xuất trong nhà máy có được tiết kiệm?

    Nếu doanh nghiệp của bạn cũng có những câu hỏi như trên thì bài viết này sẽ làm rõ những băn khoăn về mô hình nhà máy thế hệ mới này.

    I. Nhà máy thông minh (Smart Factory) là gì?

    [​IMG]

    Nhà máy thông minh (Smart Factory) là môi trường sản xuất trong đó máy móc, quy trình và toàn bộ hệ sinh thái được kết nối mạng với nhau, qua đó được tối ưu hóa bằng việc thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu tự động, không cần sự can thiệp của con người. Dữ liệu sau đó có thể được sử dụng bởi các thiết bị tự tối ưu hóa hoặc thông qua toàn bộ hệ thống tổ chức được lập trình để chủ động giải quyết các vấn đề, cải thiện quy trình sản xuất và đáp ứng các yêu cầu được đặt ra.

    Bằng cách kết nối môi trường vật lý và kỹ thuật số, các nhà máy thông minh có thể giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất, từ các công cụ thiết bị và chuỗi cung ứng đến các bộ phận điều hành riêng lẻ trong khu vực sản xuất. Toàn bộ quá trình này là sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau như:

    · Hệ thống vật lý mạng (CPS - Cyber Physical Systems)

    · Trí tuệ nhân tạo AI

    · Phần mềm công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, mạnh mẽ

    · Hệ thống Big Data

    · Hệ thống nhúng (embedded systems) để kiểm tra và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất trong nhà máy

    · Dịch vụ điện toán đám mây

    · Hệ thống logistics linh hoạt

    · Công nghệ truyền thông không dây như Bluetooth hoặc RFID (Nhận dạng tần số vô tuyến)

    · Industrial Internet of Things (IIoT) Trong đó chính IIoT - Internet vạn vật công nghiệp chính là chìa khóa mở ra tất cả những tiềm năng trước đây bị che giấu của nhà máy thế hệ mới này.

    II. Những gì mà Smart Factory hướng tới

    Không có gì ngạc nhiên khi mỗi doanh nghiệp muốn đạt được những mục đích riêng khi xây dựng Smart Factory. Thông thường, có 5 mục đích chủ yếu như sau:

    [​IMG]

    - Tăng cường khả năng thích ứng: Trong thời đại hiện nay, các sản phẩm của mọi công ty đều phải luôn “theo kịp thời đại” vì nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và khó tính hơn. Với mô hình nhà máy 4.0, bạn có thể thay đổi các quy trình sản xuất một cách nhanh nhạy và linh động hơn để phục vụ khách hàng tốt hơn.

    - Cải thiện hiệu suất: Mọi công ty đều mong muốn giảm thiểu sự lãng phí các nguồn lực của mình như nguồn nhân lực, năng lượng hoặc nguồn cung cấp. Một nhà máy thông minh, trong đó mọi công đoạn đều được lập trình và thực hiện chặt chẽ, qua đó dễ dàng sử dụng các phương tiện sản xuất hiệu quả hơn.

    - Nâng cao tốc độ: Việc tối ưu hóa quy trình của mình cũng có thể sản xuất sản phẩm nhanh hơn và giao hàng sớm hơn.

    - Tạo ra môi trường làm việc lôi cuốn: Trong một nhà máy thông minh, nhiều quy trình và hoạt động làm việc hoàn toàn khác biệt: Thay vì cầm cờ lê, nhân viên giờ đây sẽ làm việc trực tiếp cùng robot - điều này thu hút hơn nhiều đối với hầu hết nhân viên.

    - Xây dựng hệ thống logistics thông minh: Toàn bộ quá trình từ đặt hàng đến giao hàng sẽ diễn ra tự động.

    Xem thêm: www.fastehome.com, www.quangbakinhdoanh.com

    III. Lợi ích của mô hình nhà máy thông minh

    Ở Việt Nam, mô hình nhà máy này đã trở nên phổ biến hơn, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng và nâng cấp hệ thống sản xuất của mình. Mặc dù việc chuyển đổi sang một nhà máy thông minh đòi hỏi nhiều nỗ lực do phải “thay máu” toàn bộ cả quy trình sản xuất, nhưng nó cũng mang lại nhiều lợi ích. Sau đây là 7 lợi ích nổi bật của mô hình nhà máy tương lai này mà doanh nghiệp bạn nên cân nhắc.

    [​IMG]

    3.1 Đầu tư vào các nhà máy thông minh dẫn đến tăng năng suất đáng kể

    Các nhà máy thông minh cải thiện hiệu quả và năng suất bằng cách tận dụng khả năng của cả thiết bị sản xuất và con người. Bằng cách tập trung vào việc tạo ra một quy trình sản xuất linh hoạt, chất lượng và liền mạch thông qua thu thập dữ liệu, doanh nghiệp có thể sản xuất các sản phẩm cá nhân hóa với giá của các sản phẩm đại trà. Bên cạnh đó, máy móc có thể làm việc không ngừng trong nhiều giờ hay nhiều ngày mà không cần nghỉ ngơi, qua đó rút ngắn quá trình sản xuất, năng suất cao hơn so với mô hình nhà máy truyền thống.

    3.2 Chi phí sản xuất được tiết kiệm

    Hệ thống máy móc thông minh phân tích và đánh giá quá trình sản xuất một cách tự động nên nhân viên không còn phải can thiệp vào các quy trình trên, qua đó giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm một phần lớn các chi phí vận hành nhà máy. Điều này dễ dàng loại bỏ các quy trình dư thừa khỏi sản xuất và đảm bảo quy trình sản xuất được ổn định với chi phí thấp hơn, đồng thời giảm lãng phí tài nguyên. 3.3 Cải thiện chất lượng sản phẩm Kiểm soát chất lượng trong các nhà máy thông minh có thể được theo dõi thông qua “nhà máy ảo” để xem tác động ngay lập tức của các thay đổi quy trình trong thời gian thực trước khi chúng được đưa vào sản xuất thực tế. Điều này vừa giúp cải thiện sản lượng tổng thể vừa nâng cao chất lượng đầu ra.

    3.3 Cung cấp nhiều thông tin từ Big Data

    Với mô hình nhà máy tương lai này, lượng thông tin phân tích tối đa có sẵn cho doanh nghiệp bạn sẽ giúp các quyết định quản lý dễ dàng hơn rất nhiều. Dữ liệu là một bức tranh tổng thể nhưng nhiều hàm ý sâu xa. Bạn có thể nghĩ rằng bạn biết quy trình rất rõ, nhưng những gì lượng dữ liệu này tiết lộ có thể khiến bạn ngạc nhiên. Dữ liệu Big Data sẽ đưa ra nhiều lựa chọn để xem xét, giúp việc ra quyết định khôn ngoan hơn nhiều. Điều này cũng sẽ hỗ trợ việc đo lường hiệu suất và cung cấp thông tin có giá trị cho các chiến lược dự định thực hiện.

    3.4 Bảo trì dự đoán

    IIot đã tự động hóa hệ thống sản xuất làm cho công việc bảo trì dễ dự đoán hơn nhiều. Thông thường các vấn đề nhỏ có thể được xác định và sửa chữa trước nó phát triển thành các vấn đề lớn hơn và khó để khắc phục hơn. Phương pháp kiểm soát kỹ thuật số từ trên xuống này cũng có thể cải thiện độ an toàn cho nhân viên làm việc trong dây chuyền sản xuất và chế tạo thực tế. Tai nạn có thể giảm đáng kể nếu máy móc được bảo dưỡng ngay khi hệ thống dự đoán và cảnh báo, nhờ đó doanh nghiệp của bạn kịp thời phát hiện sửa chữa và giảm thiểu những rủi ro sau này.

    3.5 Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

    Với Nhà máy thông minh, bạn có thể giảm thiểu các sai sót và lỗi trong quá trình sản xuất, nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ thông minh như robot, máy học, trí tuệ nhân tạo, IoT, v.v. Bạn cũng có thể theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách chính xác và nhanh chóng, cũng như xử lý các khiếu nại và phản hồi của khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả. Nhà máy thông minh giúp bạn cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, qua đó tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng.

    3.6 Tạo ra môi trường làm việc an toàn và thoải mái

    Với Nhà máy thông minh, bạn có thể bảo vệ sức khỏe và an toàn của nhân viên, nhờ việc giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường làm việc như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, bụi bẩn, v.v. Bạn cũng có thể tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và thân thiện, nhờ việc tăng cường sự giao tiếp và hợp tác giữa nhân viên và thiết bị, cũng như giữa các bộ phận khác nhau trong nhà máy. Nhà máy thông minh giúp bạn nâng cao năng lực và động lực của nhân viên, qua đó tăng hiệu suất và năng suất của doanh nghiệp.

    IV. Chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sang nhà máy thông minh

    [​IMG]

    Để chuyển đổi sang Nhà máy thông minh, doanh nghiệp bạn cần có một kế hoạch chi tiết và toàn diện, bao gồm các bước sau:

    · Đánh giá nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp, xác định mục tiêu và chiến lược chuyển đổi.

    · Lựa chọn các công nghệ và giải pháp phù hợp với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp, cũng như với xu hướng và tiêu chuẩn của ngành công nghiệp.

    · Thiết kế và triển khai các hệ thống và quy trình mới, đảm bảo tính tương thích và liên kết giữa các hệ thống và quy trình cũ và mới.

    · Đào tạo và huấn luyện nhân viên về các công nghệ và quy trình mới, cũng như về vai trò và trách nhiệm của họ trong Nhà máy thông minh.

    · Đánh giá và theo dõi hiệu quả và kết quả của quá trình chuyển đổi, cũng như giải quyết các vấn đề và thách thức phát sinh.

    Chuyển đổi sang Nhà máy thông minh là một quá trình dài và phức tạp, nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hãy lựa chọn đối tác tin cậy và chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn trong quá trình này. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì có thể tham khảo tại www.fastehome.com, www.quangbakinhdoanh.com
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này