Nhà đầu tư Mỹ đứng ngồi không yên vì cuộc bầu cử

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 2/10/20.

  1. Nhà đầu tư Mỹ đứng ngồi không yên vì cuộc bầu cử

    Nhà đầu tư Mỹ đứng ngồi không yên vì cuộc bầu cử

    LIÊN HỆ (580 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 2/10/20 lúc 08:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ luôn đi kèm với sự biến động lớn của thị trường chứng khoán nhưng cuộc bầu cử năm 2020 này thậm chí còn kéo theo nhiều rủi ro hơn các năm trước.


    [​IMG]

    Hai ứng viên tổng thống 2020 Joe Biden và Donald Trump trong cuộc tranh luận ngày 29/9/2020. (Ảnh: Getty Images)


    Trong các cuộc bầu cử tổng thống trước đây, nhà đầu tư Mỹ chỉ cần rào chắn rủi ro liên quan đến việc ứng viên nào sẽ thắng cử.

    Trong lần bầu cử năm 2020 này, nhà đầu tư còn đang phải đánh giá xem mớ hỗn độn sau bầu cử sẽ lớn đến đâu. Ông Trump vẫn chưa cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình nếu kết quả bỏ phiếu cho thấy ông thua cuộc.

    Chưa kể, đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành tại nhiều bang của Mỹ, làm tăng thêm tâm lí lo sợ của cử tri. Gói giải cứu kinh tế mới vẫn đang bế tắc ở quốc hội và chưa biết khi nào mới có thể được thông qua.

    Chi phí rào chắn rủi ro liên quan cuộc bầu cử 2020 do vậy cũng trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Bloomberg đã tổng hợp một số nhân tố cụ thể tác động tới giao dịch trên thị trường tài chính Mỹ trong khoảng thời gian quanh cuộc bầu cử tổng thống năm nay.

    1. Biến động là gì?


    Nói một cách đơn giản, sự biến động là thay đổi lên và xuống của giá các loại tài sản tài chính. Biến động giảm thường thu hút nhiều sự chú ý hơn do nó kéo theo những lo ngại về hệ lụy tiếp sau. Thước đo sự biến động phổ biến nhất trên Phố Wall là chỉ số Cboe hay viết tắt là VIX.

    Chỉ số này còn có tên gọi là "thước đo sợ hãi" do nó thường tăng lên khi thị trường chứng khoán lao dốc. VIX được tính toán dựa theo chi phí mua hợp đồng quyền chọn và các sản phẩm phái sinh khác để rào chắn những biến động lớn trong giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư càng sẵn sàng trả giá cao để rào chắn, biến động dự kiến sẽ càng lớn.

    Do lo ngại những biến động kéo dài sau ngày bầu cử 3/11, nhu cầu hợp đồng quyền chọn tháng 11 và 12 thời gian gần đây đã tăng cao.

    2. Các cuộc bầu cử có liên quan gì tới độ biến động?


    Độ biến động của thị trường thường tăng lên không chỉ với các cuộc bầu cử mà còn quanh những sự kiện lớn khác có khả năng tác động mạnh tới môi trường đầu tư như các cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hay ngày công bố số liệu việc làm.

    3. Cuộc bầu cử lần này có gì đáng lo?


    Từ khi đại dịch COVID-19 khiến nhiều bang phải phong tỏa gắt gao, các quan chức phụ trách bầu cử đã dự đoán số lượng cử tri bỏ phiếu qua thư sẽ tăng đột biến. Quá trình kiểm phiếu vì vậy sẽ kéo dài hơn và khó có thể cho ra kết quả vào ngày 3/11 như các năm khác.

    Gần đây hơn, Tổng thống Trump còn tuyên bố (mà không có bằng chứng cụ thể) rằng bỏ phiếu qua thư có thể dẫn tới gian lận bầu cử qui mô lớn. Do đó ông kêu gọi cử tri tẩy chay việc bỏ phiếu qua đường bưu điện.

    Ông Trump cũng đã nhiều lần từ chối cam kết chuyển giao quyền lực nếu thất cử. Vị tổng thống này cho rằng có thể sẽ phải nhờ đến Tối cao Pháp viện để định đoạn kết quả cuộc bầu cử nên ông đã vội vàng đề cử một thẩm phán theo tư tưởng bảo thủ để thay thế cho thẩm phán Ruth Bader Ginsburg vừa qua đời hồi tháng 9.

    Các nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs nhận định rằng kịch bản kết quả cuộc bầu cử bị chậm sẽ chỉ là "rủi ro đuôi", tức là có xác suất xảy ra rất thấp. Tuy nhiên thị trường còn có những mối lo ngại khác sau cuộc bỏ phiếu: Lần đầu tiên kể từ năm 1984, Fed sẽ họp trong cùng một tuần với cuộc bầu cử. Báo cáo việc làm tháng 10 cũng được công bố trong ngày thứ Sáu của tuần đó.

    Ở bờ bên kia của Đại Tây Dương, các cuộc đàm phán về quan hệ mới giữa Anh và EU có thể cũng đang lên đến cao trào trong khoảng thời gian này.

    4. Một cuộc bầu cử không suôn sẻ có tác động thế nào tới thị trường?


    Nếu kết quả cuộc bầu cử bị chậm hoặc các bên xảy ra tranh chấp, thị trường chứng khoán Mỹ vốn đã bấp bênh sẽ càng thêm lo sợ, đặc biệt là sau khi chỉ số S&P 500 vừa ghi nhận tháng đi xuống đầu tiên kể từ tháng 3/2020.

    Trong vụ tranh chấp kiểm phiếu ở bang Florida năm 2000, chỉ số S&P 500 mất hơn 4%, lợi suất trái phiếu chính phủ giảm 52 điểm cơ bản, giá vàng tăng vọt khi nhà đầu tư đổ tiền vào các tài khoản an toàn.

    Năm nay, ngân hàng Wells Fargo cảnh báo nếu kết quả bầu cử bị chậm đáng kể có thể khiến lợi suất trái phiếu chính phủ xuống thấp kỉ lục và nâng giá trị đồng USD.

    5. Nếu có kết quả bầu cử rõ ràng vào ngày 3/11 thì sao?


    Có thể sẽ xảy ra bán tháo trên thị trường trái phiếu chính phủ kì hạn dài, khiến lợi suất trái phiếu 10 năm tăng từ 0,66% hiện nay lên lại mức 1%. Thị trường cổ phiếu cũng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là nhóm công nghệ vốn hóa lớn từng giúp thị trường hồi phục mạnh mẽ trong những tháng qua. Chính lãi suất thấp kỉ lục đã tạo điều kiện cho nhóm cổ phiếu công nghệ được định giá cao trên trời.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này