Người phụ nữ từ chức 'Tổng biên tập' về quê trông coi tiệm tạp hóa: Muốn chăm sóc bố mẹ già

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi DiepTra206, 9/2/20.

  1. Người phụ nữ từ chức 'Tổng biên tập' về quê trông coi tiệm tạp hóa: Muốn chăm sóc bố mẹ già

    Người phụ nữ từ chức 'Tổng biên tập' về quê trông coi tiệm tạp hóa:...

    LIÊN HỆ (209 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: DiepTra206
    3. Ngày đăng: 9/2/20 lúc 14:15
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. DiepTra206

    DiepTra206 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thời đại bây giờ, người ta lên án dữ dội việc con cái bỏ rơi mẹ cha, chỉ cho tiền không cho 'tình', chỉ hỏi thăm qua loa chứ không nặng lòng suy nghĩ. Và rồi, trong tâm trí của người già, việc bị đẩy vào hoàn cảnh cô đơn và buồn tủi còn đáng sợ hơn tiếng gọi của thần chết – gấp nhiều lần.
    Lúc ấy chúng ta lại dạy nhau rằng, hãy báo hiếu khi còn có thể. Người lật đật ‘chuyển khoản’ về quê, kẻ biết yêu thương hơn thì cố gắng tìm lịch trống thu xếp chuyện gặp mặt. Nhưng hiếm có ai, chọn hy sinh sự nghiệp, hy sinh phần đời còn lại của mình để chăm lo cho cha mẹ già – như người phụ nữ sau.



    Người phụ nữ từ giã sự nghiệp về quê chăm bố mẹ già (Ảnh:berita)
    Nhiều năm trước, chị Wei đã rời quê hương Perak, tới thành phố Petaling Jay (Malaysia) để theo đuổi ước mơ của mình. Sau nhiều năm xây dựng sự nghiệp, chị có một vị trí nhiều người mong ước: Tổng biên tập một nhà xuất bản có tiếng ở Malaysia.
    Ở quê nhà, bố mẹ của chị Wei ngày một già đi nhưng không có ai chăm sóc, hai cụ hiện 86 và 84 tuổi. Trước đây, chị Wei từng đưa bố mẹ lên thành phố sống cùng mình nhưng chỉ sau 3 ngày, bố chị bỏ về quê ngay vì không quen với nhịp sống ở đây.

    Chị Wei nhiều lần phải đấu tranh giữa việc dừng công việc đang rất phát triển về quê hoặc tiếp tục ở lại thành phố làm việc cho đến khi kiếm được đủ tiền như mình mong muốn.


    Chị Wei đưa bố mẹ lên sống ở thành phố nhưng không thành công (Ảnh:berita)
    Năm 2014, quê nhà của chị Wei phải gánh chịu một trận lũ lớn. Nước dâng lên cao hơn 1m. Cha mẹ chị già yếu nên bị kẹt lại trong cửa hàng tạp hóa. May mắn họ được cứu bởi một thành viên đội cứu nạn.
    "Từ trận lũ đó, tôi đã có sự lựa chọn của mình. Không có gì quan trọng hơn cha mẹ, nhất là khi họ đang ngày một già đi. Vì vậy, tôi đã từ bỏ tất cả để có thể được gần và chăm lo cho họ", chị Wei chia sẻ.

    Năm 2015, chị Wei đã sử dụng số tiền dành dụm được để xây một căn nhà kiên cố ở quê. Chị quyết định nghỉ việc, trở về quê nhà sinh sống để tiện chăm sóc cho bố mẹ.

    Hiện tại, cuộc sống của chị Wei rất đơn giản.Mỗi sáng, chị đưa bố mẹ đến cửa hàng tạp hóa, sau đó giúp bố mẹ quản lý. Đến 6 giờ tối hàng ngày, chị lại đưa họ về nhà nghỉ ngơi.

    "Tôi vẫn còn thời gian, nhưng cha mẹ tôi thì không còn nữa. Tôi sẽ vẫn tiếp tục quản lý cửa hàng tạp hóa đã 50 tuổi của gia đình. Chỉ cần cha mẹ khỏe mạnh, tôi sẽ chấp nhận tất cả", chị Wei tâm sự.


    Tiệm tạp hóa lâu đời của nhà chị Wei (Ảnh:berita)
    Có lẽ, lòng hiếu thảo là câu chuyện đã được nhắc đi nhắc lại từ muôn đời xưa, bao nhiêu tấm gương từ cổ chí kim vẫn còn đó. Nhưng trong xã hội xô bồ ngày nay, có được một đứa con hết lòng vì mẹ cha, sẵn sàng từ bỏ ước mơ để báo hiếu như chị Wei – thì không phải ai cũng làm được.
    Danh vọng, tình yêu, hoài bão, tiền bạc... tất cả chị đều bỏ lại hết, về ‘quản lý’ một tiệm tạp hóa nho nhỏ để được bên cạnh mẹ cha. Đáng hay không chỉ có mình chị cảm nhận rõ nhất, nhưng rõ ràng, không phải ai cũng đủ dũng cảm để hy sinh.

    Với nhiều người, họ sống ích kỷ và chỉ biết nghĩ cho bản thân. Trong mắt họ, người già không còn sống được bao lâu nên không cần thiết phải quan tâm lo lắng. Nhất là khi mẹ cha bệnh tật, con cái chỉ muốn ‘ông bà’ sớm quy tiên để nhẹ gánh lo toan, để hưởng chút gia tài.


    Chị Wei chăm sóc cha mẹ mỗi ngày (Ảnh:berita)

    Nhưng với chị Wei, gia đình vẫn là quan trọng hơn tất cả! Việc đi làm ở thành phố lớn có thể kiếm được nhiều tiền, nhưng không bao giờ có thể kiếm được những năm tháng bình yên, vui vẻ và ý nghĩa bên mẹ cha.
    Suy cho cùng, sự nghiệp là một chặng đường dài, có thể bắt đầu lại, có thể nỗ lực để phấn đấu, duy chỉ có sự sống của người thân, một khi đã mất đi thì không thể nào cứu vãn hoặc đổi thay.

    Đến như Bill Gates, người giàu nhất thế giới cũng từng phát biểu: "Có một điều mà nhân sinh không thể chần chừ nhất, không gì khác ngoài việc kính hiếu với mẹ cha".

    Đọc tin tức mỗi ngày, hẳn nhiều người sẽ cảm thấy bất an vì dường như xã hội đang loạn lạc, con giết cha, cháu chém bà hay như vụ án ở Đan Phượng (Hà Nội), anh ra tay sát hại cả gia đình em trai chỉ vì 0,5 mét vuông đất.


    (Ảnh: berita)
    Thế nhưng, những câu chuyện như thế chỉ là bề nổi, là một phần nhỏ trong cuộc sống, bởi ngoài kia còn rất nhiều tấm lòng thảo thơm. Đó là câu chuyện về anh Faiq Syukri từng tốt nghiệp với chuyên ngành bác sĩ nhưng vì gia đình, anh buộc phải từ bỏ giấc mơ, gạt hoài bão sang một bên để tập trung chăm sóc người cha ốm yếu của mình.
    Được biết, vào khoảng 5 năm trước, anh Faiq Syukri nhận được tin bố bị đột quỵ. Lúc ấy, bầu trời trước mắt anh tối sầm lại. Kể từ đó, thương mẹ một thân một mình chăm sóc bố, đồng thời còn phải lo cho các em, anh quyết định từ bỏ tương lai xán lạn.

    Anh chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp năm 2017, tôi được mời làm việc tại Bệnh viện Batu Pahat (Malaysia). Lúc ấy, tôi đã đề nghị tạm hoãn công việc để tập trung lo cho bố. Một thời gian sau, tôi dứt khoát từ bỏ sự nghiệp bác sĩ”.


    Faiq Syukri bỏ nghề bác sĩ chăm cha bệnh nặng (Ảnh: saostar.vn)
    Lúc ấy, quyết tâm của chàng trai trẻ đã vấp phải rất nhiều chỉ trích của người đời, họ nói anh dại quá, làm bác sĩ rất có tương lai nhưng anh vẫn tin mình lựa chọn đúng bởi anh không thể trơ mắt đứng nhìn mẹ quần quật làm việc và lo toan cho cả gia đình ở cái tuổi lẽ ra phải được hưởng phúc.
    Nhiều người bảo, hiếu nghĩa với mẹ phải thế này, thế kia. Nhưng mỗi cá nhân sẽ tự có ‘cách giải quyết’ của riêng mình. Miễn là bản thân hài thấy lòng và hạnh phúc, bởi suy cho cùng, niềm vui lớn nhất vẫn là nhìn thấy gia đình được đoàn viên.

    Nguồn tham khảo: Vnexpress

    https://vnexpress.net/doi-song/tong-bien-tap-bo-nghe-ve-que-cham-so-c-bo-me-gia-3701769.html
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này