Người mua, sửa nhà ở cũng phải lập phương án khi vay vốn làm khó BĐS

Thảo luận trong 'Linh Tinh' bắt đầu bởi cv9tt4, 4/7/22.

  1. Người mua, sửa nhà ở cũng phải lập phương án khi vay vốn làm khó BĐS

    Người mua, sửa nhà ở cũng phải lập phương án khi vay vốn làm khó BĐS

    LIÊN HỆ (92 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Sóc Trăng
    3. Tình trạng hàng: Hàng cũ
    4. Nhu cầu: Cần Mua
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: cv9tt4
    3. Ngày đăng: 4/7/22 lúc 16:55
    4. Số điện thoại: 0956269364
  2. cv9tt4

    cv9tt4 Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    8/12/20
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Quy định “Người mua, sửa nhà ở cũng phải lập phương án khi vay vốn” có làm khó BĐS?

    [​IMG]

    Trong dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 39, Ngân hàng Nhà nước đưa nội dung nhu cầu mua nhà ở, xây, cải tạo nhà ở cũng cần lập phương án, dự án hay kiểm soát khoản vay giá trị lớn. Đây là nội dung gây tác động lớn đến thị trường bất động sản.

    Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng quy định này nếu đưa vào thực thi sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.

    Các tổ chức tín dụng sẽ "ngại" hoặc "không dám" cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư thứ cấp và kể cả cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua bất động sản, nhà ở, hoặc vay để xây nhà, sửa chữa nhà, mà điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.

    Một vị chuyên gia BĐS cũng cho rằng, nhiều ngân hàng thương mại thậm chí đang "thừa tiền" mà không thể cho dòng tiền lưu chuyển, dù bất động sản vốn là lĩnh vực mang lại tỉ suất lợi nhuận cao cho ngân hàng.

    "Giai đoạn 2019 -2021, đóng góp của riêng bất động sản trong GDP đã là 14% nhưng giờ lại chịu kiềm chế bởi một quy định rất "giấy tờ" như vậy, theo tôi là nhìn nhận chưa đầy đủ về vai trò của lĩnh vực này. Ở góc độ thị trường, điều này cũng đi ngược quy luật." Vị chuyên gia nhấn mạnh.

    Ngân hàng Nhà nước lý giải rằng, bởi thời gian qua "một số tổ chức tín dụng cho vay khách hàng cá nhân với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản với số tiền lớn, tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động sản". Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản cho rằng, đây là tư duy "không quản được thì cấm", vô tình khiến cho nhu cầu chính đáng của người dân trong việc tiếp cận bất động sản bị cản trở, nhu cầu tiếp cận vốn của doanh nghiệp khó khăn.

    Ông Đính nhắc lại bài học hơn 10 năm trước đây, việc bóp nghẹt van tín dụng cho người vay mua nhà, đầu tư mua bán bất động sản làm thị trường khó khăn. Thị trường phải mất rất nhiều thời gian sau đó để hồi phục. Ông lo ngại nếu bây giờ tính toán không cẩn thận thì thị trường có thể rơi vào cảnh "đóng băng". Đây cũng là nhận định của nhiều chuyên gia về ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế với nguy cơ lạm phát hiện hữu.

    "Đồng ý là cần kiểm soát một số đối tượng nhưng cũng có những điều cần khuyến khích. Theo đó cái gì có lợi cho thị trường, cho nền kinh tế thì cần được khuyến khích chứ đừng bóp nghẹt", ông Đính nêu quan điểm.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này