Người dùng phải trả cao hơn giá điện bình quân

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 4/5/19.

  1. Người dùng phải trả cao hơn giá điện bình quân

    Người dùng phải trả cao hơn giá điện bình quân

    LIÊN HỆ (438 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 4/5/19 lúc 17:53
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Bảy, ngày 04/05/2019 17:30 PM (GMT+7)

    Các chuyên gia cho rằng biểu giá bậc thang tiền điện hiện không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng điện của người dân và cần phải thay đổi.


    Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá điện. Thủ tướng nêu rõ thời gian qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin việc điều chỉnh mức giá bán điện gây bức xúc cho người dân. Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua; làm rõ đúng sai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6-2019.

    Bất lợi cho người xài nhiều

    Hiện nay biểu giá điện được tính theo sáu bậc tiêu thụ khác nhau: 0-50 kWh; 51-100 kWh; 101-200 kWh; 201-300 kWh; 301-400 kWh và từ 401 kWh trở lên. Đây là quyết định của Bộ Công Thương sau khi Luật Điện lực được ban hành năm 2013.

    Bộ Công Thương cho rằng biểu giá sinh hoạt điện sẽ giúp đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ cho người nghèo. Với người nghèo, mức sử dụng điện ít, dưới 100 kWh, được hưởng mức giá ưu đãi. Thang bậc điện cũng là công cụ để giúp người dân tiết kiệm trong sử dụng, nếu dùng càng nhiều phải trả giá càng cao.

    Tuy nhiên, người Việt Nam hiện đang thay đổi mạnh về nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt, lượng điện tiêu dùng ngày càng tăng lên. Theo số liệu thống kê của EVN, lượng khách hàng dùng điện ở mức 101-200 kWh đang chiếm tỉ lệ cao nhất với 39% (tương đương 10,06 triệu hộ).

    Năm 2014, nếu số hộ dùng điện dưới 50 kWh/tháng là 21%, tương ứng 4,41 triệu hộ thì đến năm 2017, số hộ dùng điện dưới 50 kWh lui về 17%, tương đương 4,1 triệu hộ. Chỉ một năm sau đó (2018), số hộ dùng dưới 50 kWh đã giảm còn 15,5%, tương đương 4,03 triệu hộ.

    Ngược lại, năm 2014, số hộ sử dụng điện trên 400 kWh là 4,7%, tương đương 1 triệu hộ thì đến năm 2018 đã lên con số 1,51 triệu hộ.

    Năm 2017, có 78% số hộ dùng dưới 200 kWh/tháng, tức khoảng 22,2 triệu hộ thì đến năm 2018 giảm xuống còn 19,8 triệu hộ. Trong khi đó số lượng dùng trên 200 kWh/tháng đã là 8,1 triệu hộ.

    Với biểu giá sáu bậc thang như hiện nay thì những người sử dụng dưới 100 kWh sẽ có lợi bởi đơn giá thấp hơn bình quân chung. Trong khi đó, ở bốn bậc thang còn lại khách hàng sẽ phải chịu tác động mạnh hơn bởi giá điện cao hơn bình quân chung. Cụ thể, một hộ dùng 200 kWh sẽ phải trả 372.000 đồng, tính bình quân là 1.860 đồng/kWh; dùng 300 kWh phải trả 625.600, bình quân 2.085 đồng/kWh; dùng 400 kWh phải trả 909.000 đồng, bình quân 2.273 đồng/kWh.

    [​IMG]

    Nhu cầu tiêu thụ điện của người dân có xu hướng ngày càng tăng cao theo đà phát triển kinh tế. Ảnh: Trường Giang.

    Bất hợp lý biểu giá

    GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, cho rằng biểu thang giá điện của Việt Nam để rất thấp trong hai bậc đầu tiên nhằm hỗ trợ người sử dụng điện thấp với bước chênh lệch giá chỉ 47 đồng/KWh, còn các bậc 3, 4, 5 chịu mức chênh lệch khá lớn. Trong đó, giá điện ở bậc 4 cao hơn bậc 3 tới hơn 500 đồng/KWh, trong khi bậc 6 là bậc cao nhất lại có mức chênh lệch khá nhẹ so với bậc liền kề bên dưới.

    “Trong khi đó, khách hàng nhiều nhất sử dụng điện ở mức 201-300 kWh nên theo tôi, giá bán lẻ ở bậc này chỉ nên cao hơn giá bán lẻ bình quân có thể 1,1-1,2 lần. Hiện tại, giá bán này cao hơn bình quân 1,36 lần, vì vậy cần phải tính toán lại với cách tính bậc thang lũy tiến phù hợp với giá bình quân” - ông Trần Đình Long nói.

    Tương tự, PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia tài chính, cho rằng biểu giá điện đang biểu hiện nhiều điểm bất hợp lý như hai bậc đầu tiên trong biểu giá điện thấp hơn giá điện bán lẻ bình quân 1.864 đồng/kWh nhưng số lượng người dùng trong hai bậc này rất ít. Trong khi đó, bậc điện mà người dân dùng nhiều nhất là từ 100 kWh trở lên thì giá điện lại cao ngất ngưởng, người dùng phải trả cao hơn giá điện bình quân.


    Với biểu giá điện sáu bậc như hiện nay thì người hưởng lợi là ngành điện, không có lợi cho người tiêu dùng. Vì thế biểu giá điện cần được chia nhỏ nhiều bậc thêm nữa, không chỉ dừng lại ở sáu bậc như hiện nay, giá của từng bậc như thế nào cần tính toán.

    PGS-TS NGÔ TRÍ LONG, chuyên gia tài chính
    Cần chia lại các bậc thang

    GS Trần Đình Long bày tỏ biểu giá điện của Việt Nam xây dựng các bước nhảy về điện tiêu thụ và giá chưa phù hợp, không theo quy luật lũy tiến cụ thể. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia là thiết kế bậc thang với bước tăng cách đều khoảng 100 kWh và mức nhảy giá bằng nhau nhằm hỗ trợ cho những người sử dụng ít điện, cố gắng hạn chế ở mức tối đa việc sử dụng điện. Một số quốc gia cũng chia khoảng cách bậc thang điện tiêu thụ đều nhau nhưng bậc thang càng cao thì bước nhảy giá càng lớn để thúc đẩy tiết kiệm điện.

    “Việt Nam cũng cần xem xét xây dựng bậc thang giá theo lũy tiến, chia khoảng cách bậc thang điện tiêu thụ đều nhau và bậc thang càng cao thì bước nhảy giá cũng càng lớn” - ông Trần Đình Long đưa ra giải pháp.

    PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng nguyên nhân cốt lõi của giá điện tăng cao là biểu giá điện hiện nay bất hợp lý. Theo PGS-TS Ngô Trí Long, nhìn vào giá điện bán lẻ thì hai bậc đầu tiên thấp hơn giá điện bán lẻ bình quân, trong khi bậc điện mà người dân dùng nhiều nhất là từ 100 kWh trở lên thì giá lại cao ngất ngưởng. Vì thế, bất hợp lý là ở biểu giá điện chứ không phải ở cách tính giá điện. Biểu giá điện này có từ năm 2014 đến nay đã lộ nhiều điểm bất hợp lý, không còn phù hợp. Bởi nhu cầu sử dụng điện của người dân ngày càng tăng cao, tập trung ở 200-300 kWh, nên cần phải nghiên cứu thay đổi lại các thang bậc tính giá điện sao cho hợp lý.


    Cách tính giá điện của một số nước

    Các nước trên thế giới đều áp dụng giá điện sinh hoạt bậc thang. Tuy nhiên, cách tính lũy tiến có sự khác biệt trong từng nước.

    Thái Lan: Tiền điện cho các hộ gia đình được tính theo trọn gói trong tháng. Mức giá điện cho 150 kWh/tháng là 8,19 baht (tương đương 6.000 đồng) cho mỗi một kWh. Trên 150 kWh/tháng, giá điện được tính là 38,22 baht (tương đương 27.800 đồng) cho mỗi một kWh.

    Nhật Bản: Tiền điện có ba bậc. Đối với 120 kWh đầu tiên có giá 19,52 yen (tương đương 4.071 đồng), 120-300 kWh có giá 25,98 yen (tương đương 5.418 đồng). Nhiều hơn 300 kWh, người Nhật phải trả với số tiền 30,02 yen (tương đương 6.261 đồng).

    Hàn Quốc: Áp dụng thang sáu bậc cho hai loại dòng điện khác nhau với mức giá khác nhau. Với dòng điện có hiệu điện thế thấp, giá cho mỗi kWh được tính như sau: 1-100 kWh: giá 390 won (tương đương 7.750 đồng); 101-200 kWh: giá 860 won (17.091 đồng); 201-300 kWh: 1,490 won (29.612 đồng); 301-400 kWh: 3,560 won (70.751 đồng); 401-500 kWh: 6,670 won (132.559 đồng) và từ 501 kWh trở lên: 12,230 won (243.058 đồng). Với dòng điện có hiệu điện thế cao thì lại có giá thấp hơn một chút.

    Đ.THIỆN
    [​IMG]

    Cứ tưởng giá điện ở Việt Nam đã khá cao rồi, hóa ra còn nhiều nước khác đắt đỏ hơn nhiều.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này