Nghi vấn liên minh bán sữa “dỏm” núp danh nghĩa hội thảo, du lịch 0 đồng

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 15/9/19.

  1. Nghi vấn liên minh bán sữa “dỏm” núp danh nghĩa hội thảo, du lịch 0 đồng

    Nghi vấn liên minh bán sữa “dỏm” núp danh nghĩa hội thảo, du lịch 0 đồng

    LIÊN HỆ (373 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 15/9/19 lúc 08:26
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chủ Nhật, ngày 15/09/2019 08:05 AM (GMT+7)


    Mới đây lực lượng chức năng tỉnh Đắk Nông vừa thu giữ 5.000 hộp sữa bột Omega 369 Q10 ALASKA “dỏm”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, điều tra của PV báo Người Đưa Tin, đơn vị này có thể còn liên quan tới đường dây chuyên bán hàng “dỏm” cho người tiêu dùng, núp dưới danh nghĩa hội thảo, du lịch 0 đồng…


    Chuyên bán hàng “dỏm”

    Ngày 14/9, tin từ đội Quản lý thị trường số 3 thuộc cục QLTT Đắk Nông, phối hợp Công an tỉnh Đắk Nông, đơn vị này vừa bắt giữ các đối tượng đang bán sản phẩm sữa bột Omega 369 Q10 ALASKA “dỏm”, không đủ tiêu chuẩn.

    Đây là là sản phẩm của trung tâm Nghiên cứu Phát triển Dinh dưỡng Quốc gia, chi nhánh công ty TNHH Phát triển Dược phẩm Trường Thọ (có địa chỉ tại 102, đường D1 khu phố Thống Nhất 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương).

    [​IMG]

    Hàm lượng Omega3 của sản phẩm dinh dưỡng sữa bột Omega 369 Q10 ALASKA chỉ đạt mức từ 40% trở xuống so với tiêu chuẩn công bố của cơ sở.

    Theo đó, các đối tượng tổ chức hội thảo chào bán hàng cho khách hàng bằng hình thức khách hàng đăng ký mua, cung cấp số điện thoại, địa chỉ và nhân viên bán hàng liên hệ giao hàng tận nơi cho khách hàng theo từng cụm.

    Khách hàng mà các đối tượng này nhắm đến là hội người cao tuổi.

    Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông tiếp tục điều tra làm rõ.

    Theo tìm hiểu, điều tra của PV, chiêu thức này đã được những cá nhân, tổ chức liên quan sử dụng nhiều lần trước đây.

    Được biết, Giám đốc, người đại diện pháp luật của trung tâm Nghiên cứu Phát triển Dinh dưỡng Quốc gia, chi nhánh công ty TNHH Phát triển Dược phẩm Trường Thọ là ông Nguyễn Văn Dân.


    Điều đáng nói là công ty này này đã bị người dân tố cáo, chính quyền một số địa phương bắt buộc ngừng các chương trình việc bán hàng “dỏm”.

    Thông tin từ cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thì công ty này bắt đầu hoạt động từ 2/4/2019, với ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn các sản phẩm gia dụng cho gia đình.

    Chi tiết là: Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác bán buôn dược phẩm; bán buôn dụng cụ y tế; bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh; bán buôn hàng gốm, sứ, thủy tinh.

    Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện; bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự bán buôn dụng cụ thể dục, thể thao; bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân vào đâu và bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm.

    Người mang tên Nguyễn Văn Dân còn là Giám đốc của công ty TNHH Tổ chức sự kiện và truyền thông Toàn Cầu (có địa chỉ tại số 113, đường D1, khu phố Thống Nhất 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương).

    Công ty này mới chỉ bắt đầu hoạt động từ ngày 18/4/2019. Điều đáng nói, công ty này đã bị người dân tố cáo, chính quyền một số địa phương bắt buộc ngừng các chương trình bán hàng “dỏm”.

    Điển hình mới đây, sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Vĩnh Long buộc phải ban hành quyết định ngưng toàn bộ hoạt động của công ty Toàn Cầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

    Theo đó, công ty này đến xã An Bình, huyện Long Hồ,Vĩnh Long, liên hệ đến hội Người cao tuổi xã này mời tham gia chương trình du lịch do công ty tổ chức.

    Thực chất hoạt động của công ty này là nhằm chào mời để bán sản phẩm cho người cao tuổi. Hơn nữa, công ty này cũng không có chức năng tổ chức lữ hành.


    Người dân bức xúc vì mua phải hàng "dỏm".

    Cũng trong tháng Bảy vừa qua, hàng trăm người tại phường An Khê (quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) đã mua hàng điện tử của công ty Toàn Cầu tại nhà Văn hóa Tân Hòa. Tuy nhiên, sau đó số người này kéo tới đòi trả hàng, vì nghi ngờ chất lượng “dỏm”.

    Sau đó công ty này chịu nộp lại số tiền 540 triệu đồng, nhưng không đủ để chi trả cho người đã mua hàng, khiến chính quyền và cơ quan chức năng phải vào cuộc.

    Mới đây, người dân xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng phản ánh với cơ quan chức năng về việc nhân viên công ty Toàn Cầu đến địa phương, giới thiệu sản phẩm điện tử nhưng lừa đảo bán hàng “dỏm”, giá cao.

    Thậm chí, nhân viên công ty này còn ôm tiền của người dân và không giao hàng hóa như cam kết.

    Thay tên đổi họ tiếp tục bán hàng "dỏm"

    Theo tìm hiểu của PV, công ty Toàn Cầu đã được “thay tên đổi họ”, thành công ty TNHH Phát triển sự kiện Nam Cường, cũng có địa chỉ tại số 113 đường D1 khu phố Thống Nhất 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

    Hiện nay, người đại diện pháp luật là ông Ngô Tuấn Việt thay cho ông Nguyễn Văn Dân từ ngày 2/8/2019.

    Liệu đây có phải là đường dây chuyên bán sữa “dỏm” theo hình thức bán hàng điện tử mà công ty Toàn Cầu đã thực hiện trước nay hay không?.

    Thực tế, tại thời điểm kiểm tra vụ việc tại tỉnh Đắk Nông, các đối tượng đang giao 7 thùng sữa Omega 369 Q10 ALASKA (mỗi thùng 30 lon), với tổng giá trị là trên 100 triệu đồng, nhưng không lập hóa đơn cho khách hàng.

    Hơn nữa, toàn bộ số hàng hóa này đều có dấu hiệu vi phạm về nhãn dán.

    Làm việc với lực lượng chức năng, các đối tượng khai nhận đang tập kết hàng tại địa chỉ tổ 10 phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông để tiếp tục giao cho khách hàng.


    Công ty Toàn Cầu đã được “thay tên đổi họ”, thành công ty TNHH Phát triển sự kiện Nam Cường.

    Tiến hành kiểm tra nơi cất giấu tại địa chỉ trên, đoàn kiểm tra thu giữ tiếp 1.175 hộp (loại 400gr) và gần 4.000 hộp vuông sản phẩm dinh dưỡng sữa bột Omega 369 Q10 ALASKA.

    Theo giá niêm yết, tổng giá trị của 2 loại sản phẩm trên là hơn 1,1 tỷ đồng.

    Sau đó đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số sữa bột nói trên, đồng thời, tiến hành lấy mẫu đi kiểm định chất lượng.

    Theo thông báo kết quả giám định của trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, một số chỉ tiêu hàm lượng protein, hàm lượng kẽm, hàm lượng Omega3 của sản phẩm dinh dưỡng sữa bột Omega 369 Q10 ALASKA chỉ đạt mức từ 40% trở xuống so với tiêu chuẩn công bố của cơ sở.

    Các chỉ số này cũng không phù hợp với mức quy định tương ứng với tiêu chuẩn công bố ngày 16/4/2019 của trung tâm Nghiên cứu Phát triển Dinh dưỡng Quốc gia, chi nhánh Công ty TNHH Phát triển Dược phẩm Trường Thọ.

    Liên quan đến vấn đề này, ngày 14/9, PV đã liên hệ với công ty, nhưng chưa được hồi âm.

    Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin về việc này.

    [​IMG]

    Bộ Công Thương công bố Danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này