Nghị định 20/2017: Làm thế nào để hạn chế những diễn giải theo hướng bất lợi cho doanh...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 8/5/20.

  1. Nghị định 20/2017: Làm thế nào để hạn chế những diễn giải theo hướng bất lợi cho doanh...

    Nghị định 20/2017: Làm thế nào để hạn chế những diễn giải theo hướng...

    LIÊN HỆ (283 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 8/5/20 lúc 18:53
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Kể từ khi Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (gọi tắt là Nghị định 20) có hiệu lực, rất nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó có nhiều tập đoàn lớn, đã phải gánh chịu những thiệt hại đáng kể từ những điểm bất hợp lý của Nghị định này.

    Vì thế trong 3 năm qua, nhiều hội thảo đã được tổ chức với sự tham gia của các luật sư và chuyên gia tư vấn thuế, các nhà kinh tế, nhiều hiệp hội ngành nghề và đông đảo các doanh nghiệp nhằm chỉ ra những bất cập của văn bản pháp lý này và đưa ra những giải pháp để tháo gỡ.

    Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, Chính phủ đang đưa ra các gói hỗ trợ lớn về tín dụng và tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

    Một trong rất nhiều giải pháp đó là kịp thời sửa đổi những điểm bất cập tại Nghị định 20 để nhanh chóng đưa vào thực thi.

    Mới đây nhất, vào ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20.

    Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định theo phương án như ý kiến của đa số thành viên Chính phủ.

    Diễn giải theo hướng bất lợi gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp

    Nghị định 20 được soạn thảo với mục đích chủ yếu là phòng chống tình trạng chuyển giá thông qua các giao dịch liên kết. Nội dung này được cụ thể hóa ngay trong phần phạm vi điều chỉnh của Nghị định 20 (Điều 1) là: “Nghị định này quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định giá giao dịch liên kết; nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá của giao dịch liên kết và kê khai nộp thuế”, tức là mọi nội dung trong Nghị định 20 đều nhằm mục đích điều chỉnh các giao dịch của doanh nghiệp với các bên liên kết.

    Các quy định của Nghị định 20 cũng đều được soạn thảo, giải thích và áp dụng dựa trên nguyên tắc này, bao gồm cả Điều 8 điều chỉnh về “Xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù” (theo tiêu đề).

    Điều 8 được cơ cấu một cách rõ ràng và mang tính thống nhất với nhau, cụ thể (i) Khoản 1 Điều 8 đưa ra các giao dịch liên kết đặc thù mà sẽ không được trừ vào chi phí tính phí, tiếp theo đó (ii) Khoản 2 Điều 8 đưa thêm các loại trừ liên quan đến các khoản chi phí trong một giao dịch liên kết cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ không được tính toán vào chi phí dịch vụ đó, và (iii) Khoản 3 Điều 8 đưa ra một giới hạn trần đối với “tổng số chi phí lãi vay từ các khoản vay với bên liên kết” được khấu trừ.

    Tuy nhiên, trong quá trình thực thi cơ quan thuế lại gộp cả phần lãi vay từ bên độc lập vào tổng lãi vay.

    Cụ thể, lấy ví dụ trường hợp Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp, công ty này có phần vốn góp 40% trên tổng số vốn của Công ty cổ phần Thương mại Thép INDECO (Công ty INDECO).

    Trong năm 2017, 2018 Công ty INDECO có phát sinh mua hàng và bán hàng với Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp. Trong văn bản Số: 13283/CT-TTHT của Cục Thuế TPHCM gửi Chi cục Thuế quận 5 ngày 11/11/2019 hướng dẫn về chi phí lãi tiền vay đối với trường hợp này, Cục Thuế TPHCM cho rằng: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ tính thuế TNDN chịu mức khống chế không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao; tổng chi phí lãi vay chịu mức khống chế bao gồm cả chi phí lãi vay thuộc khoản vay của ngân hàng và của các bên có giao dịch liên kết hoặc các bên không có giao dịch liên kết”.

    Tương tự, Văn bản của Tổng cục Thuế số 3002/TCT-DNL ngày 1/8/2019, hướng dẫn xác định chi phí lãi vay theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP, gửi Công ty Luật TNHH Minh Đăng Quang, TP.HCM, hướng dẫn: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP được tính trên tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ, không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh từ giao dịch vay với bên liên kết hay bên độc lập và không bù trừ với doanh thu lãi tiền gửi, lãi tiền vay”.

    Sự bất hợp lý trong cách diễn giải của cơ quan thuế

    Nếu Khoản 3, Điều 8 được hiểu là giới hạn trần của tổng chi phí lãi vay của tất cả các khoản vay của doanh nghiệp phát sinh trong năm đó thì sẽ vô cùng bất hợp lý nếu xét trên tổng thể của Nghị định 20, cụ thể:

    Thứ nhất, như đã nói ở trên, toàn bộ Nghị định 20 được xây dựng để điều chỉnh các giao dịch liên kết, do đó Nghị định 20 sẽ không điều chỉnh các giao dịch khác, trong đó có cả giao dịch vay và chi phí vay của doanh nghiệp với các bên độc lập.

    Thứ hai, trong trường hợp đã giới hạn trần tổng chi phí lãi vay của doanh nghiệp, không phân biệt nguồn vay, thì quy định này đã đưa ra cho doanh nghiệp chọn lựa một trong hai lựa chọn tuyệt đối, hoặc là (i) sử dụng toàn bộ vốn vay của các bên độc lập, qua đó làm tăng chi phí cho doanh nghiệp đi vay (do phải vay từ các bên độc lập) và doanh nghiệp vay (do tồn đọng nguồn vốn nhàn rỗi), hoặc là (ii) sử dụng vốn vay của bên liên kết, và trở nên gần như không có động lực cũng như nhu cầu tiếp cận được các nguồn vốn khác (do sẽ bị áp dụng trần lãi vay 20%).

    Trong tình hình khó khăn do dịch bệnh hiện nay, nếu Khoản 3 Điều 8 được hiểu theo cách này, sẽ càng làm trầm trọng hơn khó khăn của các doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nguồn vốn.

    Cần phải nói thêm rằng, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, (i) thứ nhất, công văn không phải là một dạng văn bản quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc áp dụng, (ii) thứ hai, cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải thích pháp luật là Ủy ban Thương vụ Quốc hội. Do vậy, công văn của Tổng cục Thuế không có giá trị bắt buộc áp dụng đối với doanh nghiệp như một quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, nguyên tắc của việc diễn giải văn bản quy phạm pháp luật là nếu văn bản không rõ ràng thì phải diễn giải theo hướng có lợi cho đối tượng bị áp dụng. Do vậy, việc diễn giải Khoản 3 Điều 8 theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp như công văn của Tổng cục Thuế là trái với nguyên tắc này.

    Những cách diễn giải không hợp lý và thiếu tính thuyết phục như trên của cơ quan thuế đã gây ra rất nhiều tổn thất cho các doanh nghiệp trong thời gian qua.

    Chính vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp trong nước đang hết sức kỳ vọng vào những thay đổi mang tính căn cơ trong lần sửa đổi này, làm cho văn bản pháp lý này trở nên dễ hiểu, dễ thực hiện trên thực tế, không tạo ra những cách diễn giải khác nhau, góp phần thúc đẩy tính minh bạch của môi trường kinh doanh để doanh nghiệp không phải gánh những tổn thất không đáng có như gần 3 năm qua.

    Tài liệu tham khảo:
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này