FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Doanh nghiệp săm lốp Việt Nam vừa kết thúc 3 tháng đầu năm 2021 đầy bứt phá. Tuy nhiên, “đường đua” năm nay chỉ mới vừa bắt đầu. Ba doanh nghiệp ngành săm lốp niêm yết trên sàn chứng khoán gồm CTCP Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC), CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (HOSE: CSM), CTCP Cao su Sao Vàng (HOSE: SRC) có tổng doanh thu và lãi ròng trong quý 1/2021 đạt lần lượt 2,248 tỷ đồng và 87 tỷ đồng, tăng 16% và 53% so với cùng kỳ 2020. Kết quả kinh doanh của DRC, CSM, SRC trong quý 1/2021. Đvt: Tỷ đồng Nguồn: VietstockFinance Thời điểm cuối năm 2020, Bộ Công thương Việt Nam đã dẫn tin về kết luận sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về việc điều tra chống bán phá giá lốp ô tô nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam. Theo đó, đối với doanh nghiệp xuất khẩu săm lốp Việt Nam, các thương hiệu liên doanh nước ngoài như Yokohama, Kumho, Bridgestone, Kenda, Sailun được miễn khoản thuế này trong khi các doanh nghiệp còn lại sẽ chịu mức thuế suất 22.3%. Tuy nhiên, trong các nước bị DOC điều tra về thuế chống bán phá giá thì chỉ có Thái Lan là nước bị áp thuế suất thấp hơn Việt Nam (17%-22%), trong khi hai nước còn lại là Đài Loan, Hàn Quốc phải chịu mức thuế suất dao động lần lượt 52-89% và 14-38%. Có thể nhận định việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá tuy bất lợi cho các doanh nghiệp săm lốp Việt về mặt chi phí xuất khẩu nhưng lại là lợi thế cạnh tranh khi so với các nước chịu mức áp thuế cao hơn. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, đại diện CSM cho biết Công ty đang hướng đến xuất khẩu sang thị trường châu Âu cũng như các nước ASEAN thông qua các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký. Ngoài ra, Công ty chuẩn bị đẩy mạnh nguồn hàng cho các đối tác Brazil sau khi nước này vừa tăng thuế suất đối với lốp Trung Quốc. Từ giữa quý 4/2020, giá cao su thế giới đột nhiên giảm mạnh, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp săm lốp tích trữ nguồn nguyên liệu giá rẻ. Giá cao su sau đó đã tăng trở lại kể từ đầu tháng 3/2021. Theo các BCTC quý 1 vừa công bố, khoản mục hàng tồn kho của DRC và SRC đều ghi nhận tăng 8% so với đầu năm 2021, riêng CSM tăng 17%. Trong khi đó, giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp này đều giảm trong quý đầu năm 2020. Theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), giá cao su trong 2021 được dự báo sẽ tiếp tục giảm nhẹ vào quý 2 và quý 3 do đây là thời gian khai thác cao su trong năm. Tình hình thương mại khó khăn Trong những quý tiếp theo, dù được hỗ trợ bởi hai yếu tố quan trọng là mức thuế suất nhập khẩu lốp xe vào Mỹ tương đối cạnh tranh với các nước khác và giá cao su nguyên liệu có xu hướng giảm nhưng ngành săm lốp vẫn phải đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế, nổi cộm là vấn đề xuất nhập khẩu. Giá nhập khẩu cao su tự nhiên về Việt Nam tăng đáng kể khi cước vận chuyển bị đẩy lên cao do sự tác động của dịch Covid-19. Bên cạnh đó, có khả năng giá cao su tự nhiên trong nước sẽ tăng giá trong thời gian tới vì các doanh nghiệp trồng cao su sẽ không còn được miễn tiền thuê đất cho các dự án tái canh theo Công văn năm 2016 của Bộ Tài chính. Về vấn đề này, ông Phạm Hồng Phú – Tổng Giám đốc CSM cho biết các doanh nghiệp trong ngành săm lốp đã nhất trí tăng giá sản phẩm để bù vào phần giá nguyên liệu tăng thêm. Không chỉ nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp săm lốp cũng tương đối khó khăn. Các nhà sản xuất săm lốp tuy có thể giải quyết vấn đề cước vận chuyển thông qua đẩy phần thanh toán cho đối tác bằng phương thức bán hàng FOB nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng thiếu hụt container rỗng chung của thị trường. Theo DRC, giá thành sản phẩm săm lốp quý 1/2021 đã tăng hơn 10% so với quý 4/2020. Mức tăng giá này bắt nguồn từ việc nguyên liệu nhập khẩu ngày càng đắt đỏ, cùng với đó, chi phí vận chuyển cũng tăng cao vì tình trạng khan hiếm container. Dù những thách thức chung vẫn còn đó nhưng DRC và CSM đều đã có những kế hoạch của riêng mình để hướng đến mục tiêu tăng trưởng. Đối với DRC, việc nhà máy radial của Công ty vừa hết khấu hao giai đoạn 1 hồi cuối năm 2020 sẽ giúp giảm đáng kể phần khấu hao ghi nhận trên các báo cáo tài chính sắp tới. Bên cạnh đó, nhà máy này đang được ban lãnh đạo DRC chuẩn bị đầu tư mở rộng lên giai đoạn 3 với mục tiêu nâng công suất lên 1 triệu lốp/năm. Kế hoạch nâng công suất nhà máy radial của DRC. Đvt: Lốp/năm Nguồn: VCBS Trong khi đó, Tổng Giám đốc CSM cho biết Công ty đang đẩy mạnh quảng bá sản phẩm lốp ô tô mới tại thị trường nội địa. Đồng thời, nhà sản xuất săm lốp này cũng đang đầu tư xây dựng ứng dụng thương mại điện tử của riêng mình nhằm tạo hệ sinh thái chung giữa Công ty, nhà phân phối và khách hàng. Hà Lễ FILI Tiếp tục đọc...