Mỹ đang nghiên cứu chất liệu nhựa mới có khả năng tái chế nhiều lần

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi Hassler, 9/5/19.

  1. Mỹ đang nghiên cứu chất liệu nhựa mới có khả năng tái chế nhiều lần

    Mỹ đang nghiên cứu chất liệu nhựa mới có khả năng tái chế nhiều lần

    LIÊN HỆ (324 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Hassler
    3. Ngày đăng: 9/5/19 lúc 05:16
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Hassler

    Hassler Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Đã có rất nhiều bài trên Tinh tế chia sẻ về vấn nạn rác thải nhựa cũng như các cách hạn chế, thay đổi thói quen sử dụng, xử lý rác thải... Các nhà nghiên cứu ở phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Lawrence Berkeley vừa giới thiệu 1 dạng vật liệu nhựa mới có khả năng tái chế hoàn toàn chứ không như các dạng phân hủy và tái chế một cách không bền vững và khó hiểu như cách người ta xử lý rác thải nhựa vào thời điểm hiện tại.

    Dạng vật liệu này được gọi là polydiketoenamine PDK, có khả năng phân hủy đến cấp độ phân tử và sau đó có thể tái chế lại rất nhiều lần dưới rất nhiều các dạng khác nhau về màu sắc, kết cấu cũng như hình dạng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tái chế đó.

    Theo như cách giải thích của phòng thí nghiệm Berkeley thì các chất độn filler và hóa chất được sử dụng trong nhựa chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày thường được liên kết chặt chẽ với các monome, là các phân tử kết hợp lại cùng với nhau để tạo ra phân tử lớn hơn có cái tên quen thuộc polyme. Chính bởi sự liên kết này mà việc tái chế chúng trở nên khó khăn bởi sau khi phân rã và tái chế có thể chúng sẽ không có được các thuộc tính như người ta mong muốn. Kiểu như muốn làm ra cái dép tổ ong bằng nhựa tái chế nhưng do loại nhựa được xài lại này sau khi tổng hợp lại không đủ độ dẻo dai mà biến thành 1 đống nhựa bùi nhùi vậy.

    [​IMG]
    Cơ chế phân hủy của PDK trong dung dịch acid

    Sự thể sẽ khác với các phân tử monomer của PDK chúng có thể phân tách hoàn toàn sự liên kết trước đó bằng việc nhúng chúng vào 1 dung dịch acid. Theo như trưởng nhóm nghiên cứu Brett Helms thì khác với các liên kết theo dạng bất biến của nhựa thông thường các liên kết của PDK có thể đảo nghịch lại, quay trở lại cách ban đầu trước khi chúng liên kết, từ đó việc tái chế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
    Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục hoàn chỉnh PDK để dần dần thử xem có khả thi khi đưa ra thị trường hay không. Nếu OK thì cũng mong rằng việc tái chế nhựa sẽ ngon lành hơn bởi vào thời điểm hiện tại con người đang bị nhấn chìm dần trong chính số rác thải nhựa không thể tái chế lại của mình.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này