Mua PDR, VPB, VCS liệu có khả quan?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 28/6/21.

  1. Mua PDR, VPB, VCS liệu có khả quan?

    Mua PDR, VPB, VCS liệu có khả quan?

    LIÊN HỆ (490 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 28/6/21 lúc 21:30
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua PDR do tiềm năng lớn trong mảng kinh doanh chính và các mảng kinh doanh mới đang được triển khai; nắm giữ VPB do những triển vọng trong kết quả kinh doanh thời gian tới; mua VCS do hệ sinh thái công ty mẹ đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định và tiềm năng tăng trưởng lớn tại thị trường Mỹ.
    [​IMG]
    Mua PDR với giá mục tiêu 116,500 đồng/cp

    Theo CTCK Mirae Asset Việt Nam (MAS), CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) có kết quả kinh doanh quý đầu năm 2021 khởi sắc khi thu về 251 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 60% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước tới nay nhờ tiếp tục bàn giao phân khu 9 của dự án Nhơn Hội, Bình Định.

    Trong năm 2021, MAS dự phóng PDR sẽ ghi nhận 5,147 tỷ đồng doanh thu, và 2,061 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 31.6% và 68.9% so với năm 2020, nhờ vào việc bàn giao một phần khu cao tầng phân khu số 4 và số 9 tại dự án Nhơn Hội. Bên cạnh đó, CTCK này kỳ vọng PDR sẽ hoạch toán khoảng 600 tỷ đồng doanh thu tài chính từ dự án Bình Dương Tower vào quý 3.

    Dự báo về tăng trưởng PDR dựa trên cơ sở Công ty hiện đang nắm giữ gần 470 ha quỹ đất, tập trung tại các địa phương giàu tiềm năng về du lịch hay kinh tế như Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng. MAS đánh giá đây là hướng đi hợp lý của PDR trong bối cảnh tình hình bất động sản ở TP HCM bị chững lại nhiều năm qua và giá đất các tỉnh vùng ven đang có chuyển biến tích cực.

    Bên cạnh mảng kinh doanh truyền thống, PDR cũng bước chân vào mảng bất động sản khu công nghiệp với khu logistic rộng 24 ha gần cảng Cái Mép (vốn đầu tư dự kiến hơn 1,136 tỷ đồng). Bên cạnh đó, PDR đang có kế hoạch phát triển thêm quỹ đất lên gần 6,000 ha khu công nghiệp tại Quảng Ngãi, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và Đà Nẵng. Dự kiến đến năm 2023, PDR sẽ bắt đầu có doanh thu từ hoạt động kinh doanh này.

    Ngoài ra, PDR cũng đang nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện gió và điện mặt trời với kế hoạch sẽ cung cấp 650 MW điện gió và 1,300 MW điện mặt trời từ đây đến năm 2025. MAS đánh giá đây là bước đi đúng đắn khi Việt Nam dự kiến sẽ thiếu điện trầm trọng từ đây cho tới 2025. Với quỹ đất lớn ở miền Trung, PDR sẽ rất thích hợp để thực hiện những dự án năng lượng tái tạo này.

    Nhằm đẩy mạnh phân phối các sản phẩm của Công ty và hướng đến phân phối sản phẩm cho các công ty bất động sản khác, PDR đã thành lập công ty con hoạt động kinh doanh mảng dịch vụ bất động sản với tỷ lệ vốn góp ban đầu là 51%, tương đương hơn 85.6 tỷ đồng.


    Dự phóng kết quả kinh doanh của PDR đến cuối năm 2023

    [​IMG]
    Với những tiềm năng kể trên, MAS khuyến nghị mua PDR với giá mục tiêu 116,500 đồng/cp.

    Xem thêm tại đây

    Nắm giữ VPB với giá mục tiêu 76,800 đồng/cp

    Theo CTCK KB Việt Nam (KBSV), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE: VPB) có kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm tăng trưởng khi thu nhập lãi thuần đạt 9,120 tỷ đồng (tăng 13.7% so với cùng kỳ và tăng 4.3% so với quý trước), lợi nhuận sau thuế theo đó cũng tăng 38.4% so với quý 1/2020, đạt 3,202 tỷ đồng.

    Dư nợ tín dụng được ngân hàng duy trì tăng trưởng ở mức cao trong quý 1/2021 khi tăng 13.3% so với cùng kỳ và tăng 2.8% so với quý trước. Dư nợ tín dụng của ngân hàng mẹ cũng được ghi nhận tăng 3.7% so với quý 4/2020.

    Biên lãi ròng (NIM) của VPB trong quý 1/2021 đạt 9.08%, tăng 39 điểm % so với quý trước và tăng 16 điểm % so với cùng kỳ, trong đó NIM ngân hàng mẹ đạt 5.63%, tăng tương ứng 72 điểm % và 97 điểm %. Trong khi đó, NIM của FE Credit giảm nhẹ 8 điểm % so với quý trước, về mức 25.6%.


    Biến động lãi suất – NIM từ năm 2017 đến quý 1/2021

    [​IMG]
    Đối với FE Credit, cuối tháng 4/2021 vừa qua, VPB đã chính thức bán 49% cổ phần FE Credit cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC – công ty con của tập đoàn SMBC. Giá trị của FE Credit vào thời điểm bán vốn được định giá 2.8 tỉ USD, vì vậy nhiều khả năng VPB đã thu về khoảng 1.4 tỉ USD từ thương vụ này.

    Từ thời điểm hiện tại đến cuối năm 2021, VPB kỳ vọng có thể tìm kiếm được cổ đông chiến lược sau quá trình tìm kiếm từ năm 2019. Mới đây, ngân hàng này đã có đông thái giảm room khối ngoại tối đa về 15%, bước đi này của VPB được cho là dọn đường để đón cổ đông chiến lược.

    Từ những yếu tố trên, KBSV khuyến nghị nắm giữ VPB với giá mục tiêu 76,800 đồng/cp.

    Xem thêm tại đây

    Mua VCS với giá mục tiêu 133,000 đồng/cp

    Theo CTCK Thành Công (TCSC), nhờ hệ sinh thái Phenikaa, CTCP Vicostone (HNX: VCS) có thể chủ động về nguyên vật liệu đầu vào cũng như đảm bảo được đầu ra nhờ hệ thống phân phối rộng khắp.

    Cụ thể, VCS hiện nay đã tự chủ hoàn toàn 100% quartzite và Cristobalite thông qua công ty con Phenikaa Huế. Về Polyester Resin, VCS chủ yếu mua từ Công ty TNHH Hóa chất Phenikaa (công ty con cùng tập đoàn). Còn về đầu ra, các sản phẩm của VCS hiện nay chủ yếu được phân phối thông qua các công ty con cùng tập đoàn Phenikaa. Ở thị trường nội địa, VCS phân phối thông qua các công ty con cùng tập đoàn như Stylenquaza, CTCP Chế tác đá Việt Nam,… và 4 showroom lớn tại Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà nẵng và Hà Nội. Ở thị trường xuất khẩu, Vicostone chủ yếu xuất khẩu thông qua hệ thống phân phối của Phenikaa như Vicostone USA, Vicostone Mexico,…

    Không chỉ hệ thống phân phối, sản lượng đầu ra của VCS cũng được đảm bảo nhờ hưởng lợi từ hệ sinh thái công ty mẹ. Kể từ khi được tái cấu trúc và thuộc sở hữu của Phenikaa, VCS thoái vốn khỏi các hoạt đông khác và chỉ tập trung vào mảng sản xuất kinh doanh cốt lõi là sản xuất đá thạch anh nhân tạo nhờ đó sản lượng đầu ra luôn được giữ ở mức ổn định. Điều này giúp cho VCS tối đa hóa được lợi nhuận và dễ dàng tiếp cận các xu thế, thị hiếu và nhu cầu của thị trường hơn.

    Bên cạnh hệ sinh thái từ công ty mẹ, VCS còn được hưởng lợi từ việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đá thạch từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ khiến sản lượng xuất khẩu vào Mỹ từ các nước này sụt giảm mạnh. Điều này đã tạo dư địa tăng trưởng lớn cho việc xuất khẩu đá thạch anh của Việt Nam vào thị trường Mỹ vì hiện nay sản lượng xuất khẩu chỉ khoảng 1 triệu m2/năm. Với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành, VCS sẽ có tiềm năng tăng trưởng rất lớn tại thị trường này.

    [​IMG]

    Do đó, TCSC khuyến nghị mua VCS với giá mục tiêu 133,000 đồng/cp.

    Xem thêm tại đây

    Thượng Ngọc

    FILI
    Tiếp tục đọc...
     
    Last edited by a moderator: 29/6/21

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này