Mùa lê VH6 chín thơm ngọt, hái 1 cây dân ở đây có ngay tiền triệu

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 15/7/19.

  1. Mùa lê VH6 chín thơm ngọt, hái 1 cây dân ở đây có ngay tiền triệu

    Mùa lê VH6 chín thơm ngọt, hái 1 cây dân ở đây có ngay tiền triệu

    LIÊN HỆ (296 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 15/7/19 lúc 12:32
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Hai, ngày 15/07/2019 11:30 AM (GMT+7)


    Hiện, lê tại các huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai đang vào mùa thu hoạch. Nhờ thời tiết, khí hậu thuận lợi, những năm gần đây giống lê VH6 (còn gọi là lê Tai nung, có nguồn gốc từ Đài Loan) liên tục cho năng suất cao, chất lượng giòn ngọt, lại được thương lái vào tận vườn thu mua nên bà con nông dân rất phấn khởi. Thậm chí với vườn lê năng suất, chỉ hái 1 cây bà con đã thu về ngay tiền triệu.


    Du khách khi đến các điểm du lịch ở Bát Xát, Bắc Hà... đều rất thích thú với mô hình trải nghiệm hái lê tại vườn và mua về làm quà, nhờ đó người trồng lê cũng tăng thêm thu nhập.

    Thị trường ưa chuộng

    Ông Tẩn Sài Chiêu - Bí thư Đảng ủy xã Nậm Pung (huyện Bát Xát) cho biết: Năm 2009, cây lê VH6 được đưa vào trồng thí điểm tại xã Nậm Pung với hy vọng giúp bà con địa phương khai thác tốt tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập, nhưng do là cây trồng mới nên ban đầu người dân còn hoài nghi, không đăng ký trồng.

    [​IMG]


    Lê VH6 (còn gọi là lê Tai nung) cho năng suất khá cao, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ dân. Ảnh: B.L.C


    Để mở rộng diện tích trồng cây lê VH6 tới những khu vực vùng cao khác trong tỉnh Lào Cai, cần lưu lý giống lê VH6 yêu cầu độ lạnh trung bình, thích ứng với điều kiện, khí hậu và thổ nhưỡng ở những vùng như: Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát...
    Với phương châm cán bộ, đảng viên làm gương để người dân làm theo, ông Tẩn Sài Chiêu - một trong những cán bộ đầu tiên của xã Nậm Pung đưa 400 cây lê VH6 vào trồng trên vườn đồi của gia đình. Vườn lê được chăm sóc theo đúng kỹ thuật được hướng dẫn nên sau 3 năm, cây đã ra quả và đến năm thứ 4 thì bắt đầu cho thu hoạch. Với năng suất từ 25 - 30kg quả/cây, chất lượng tốt nên quả lê Tai nung dễ bán, thị trường tiêu thụ thuận lợi.

    Cũng là một trong những hộ đầu tiên đưa cây lê vào trồng, anh Tẩn Sài Lù (thôn Kin Chu Phìn 1) cho biết: "Sau gần 10 năm đưa vào trồng, tôi thấy cây lê VH6 phù hợp với điều kiện của địa phương, kỹ thuật chăm sóc không quá phức tạp. Vườn lê của gia đình tôi rất sai quả, thậm chí có cây thu được hơn 50kg quả".

    Hiện đầu ra cho sản phẩm lê Tai nung khá thuận lợi, thương lái đến tận vườn thu mua với giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Tính ra mỗi cây lê có thể cho thu nhập tiền triệu, cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, lúa... Vụ thu hoạch lê năm 2018, gia đình anh Tẩn Sài Lù thu về hơn 50 triệu đồng.

    Tại huyện Bắc Hà, cây lê VH6 cũng ngày càng được bà con đưa vào trồng, với tổng diện tích đã đạt khoảng 140ha (cùng với khoảng 20ha lê xanh giống bản địa), trồng tập trung tại các xã Lầu Thí Ngài, Thải Giàng Phố, Tả Chải, Na Hối, thị trấn Bắc Hà… Trong đó có 70ha lê đang cho thu hoạch.

    Ông Nguyễn Xuân Giang - Trưởng phòng NNPTNT huyện Bắc Hà cho biết: Sau mùa thu hoạch đào Pháp, mùa mận Tam hoa, hiện tại mùa lê Tai nung, lê xanh ở Bắc Hà đang vào vụ chín rộ. Sản lượng quả lê năm nay ước tính đạt 200 tấn, giá bán trên địa bàn hiện dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Cây lê không chỉ là sản phẩm nông nghiệp được thị trường ưa chuộng, còn là sản phẩm phục vụ du lịch, du khách đến Bắc Hà được tham quan, trải nghiệm hái lê ngay tại vườn.

    Phù hợp với địa hình cao trên 600m

    Được biết, lê Tai nung VH6 là giống lê được nhập trồng, khảo nghiệm tại Trại Nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà, thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai từ năm 2002. Giống lê VH6 là dạng cây ăn quả lâu năm, có nguồn gốc từ Đài Loan và đã được Bộ NNPTNT công nhận là giống cây trồng mới từ năm 2012.

    Giống lê này có chu kỳ thu hoạch từ 30 - 40 năm, nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, năng suất có thể đạt tới 18 tấn quả/ha.


    Người dân huyện Bát Xát vào mùa thu hoạch lê, với giá bán dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Ảnh: I.T

    Quả lê Tai nung hình tròn, khi chín vỏ màu xanh phớt hồng, trọng lượng trung bình đạt khoảng 300 - 400g/quả, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn có vị ngọt mát nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

    Gia đình ông Vàng Văn Thỉ ở thôn Na Kim (xã Tả Chải, huyện Bắc Hà) được biết là gia đình trồng cây lê VH6 đầu tiên và có diện tích nhiều nhất cả huyện, với hơn 100 cây lê VH6 trồng quanh sườn đồi, thay thế cho một số diện tích mận tam hoa đã già cỗi. Với số lê này, mỗi năm gia đình ông Thỉ bỏ túi từ 12 - 15 triệu đồng từ bán quả.

    Ông Thỉ cho biết, kỹ thuật trồng lê không phức tạp nhưng cũng cần chú ý trồng ở những nơi có khí hậu thuận lợi, nắm vững kỹ thuật đốn tỉa, bón phân, phòng chống sâu bệnh cho lê, đặc biệt khi lê kết quả cần sử dụng bọc giấy để quả lê phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh gây hại.

    Theo PGS-TS Đào Thanh Vân (Trung tâm Nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc Việt Nam, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên) - chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu ghép chồi hoa lê VH6 tại Thái Nguyên”, khu vực miền núi phía Bắc có nhiều giống lê địa phương như vùng Thạch An (Cao Bằng), Đông Khê (Lạng Sơn), Ba Bể (Bắc Kạn)… Các giống lê này có màu nâu hoặc xanh, thịt quả thường chua, có vị chát và ra quả cách năm, hiệu quả kinh tế không cao.

    Trong khi đó, giống lê VH6 có tiềm năng về năng suất, chất lượng, thịt quả có vị ngọt mát, tỉ lệ phần ăn được cao, có mùi thơm đặc trưng, có thể phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá ở những nơi có khí hậu, địa hình phù hợp như Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai) và một số vùng sinh thái có độ cao trên 600m so với mực nước biển trở lên…

    [​IMG]

    Những năm qua, Hội Nông dân xã Đại Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ hội viên,...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này