Một số cách quản lý công nợ cửa hàng bán vật tư nông nghiệp

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi minhdai1992, 3/12/21.

  1. Một số cách quản lý công nợ cửa hàng bán vật tư nông nghiệp

    Một số cách quản lý công nợ cửa hàng bán vật tư nông nghiệp

    99,000 VNĐ (319 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: An Giang
    3. Tình trạng hàng: Mới 100%
    4. Nhu cầu: Cần Bán
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: minhdai1992
    3. Ngày đăng: 3/12/21 lúc 20:32
    4. Số điện thoại: 0988021863
  2. minhdai1992

    minhdai1992 Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    8/2/21
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Là một chủ cửa hàng bạn luôn canh cánh trong đầu về vấn đề quản lý công nợ. Đã kinh doanh thì khó tránh khỏi chuyện nợ nần và đặc biệt là kinh doanh cửa hàng vật tư nông nghiệp với nhóm khách hàng chính là người nông dân, việc “bán chịu” là điều không thể tránh khỏi. Thu nhập thường theo mùa vụ nên không nhiều người nông dân có khả năng chi trả một lần và buộc bạn phải ghi sổ để khách hàng trả vào thời điểm khác.


    Việc thu hút khách đã khó việc thu hồi công nợ nay còn khó hơn bởi vòng luẩn quẩn của nông dân đã quen với cảnh vay nợ đầu vụ, cuối vụ bán lúa trả nợ. Quản lý công nợ hiệu quả sẽ giúp bạn nắm rõ tình hình kinh doanh của cửa hàng cũng như quản lý dòng tiền dễ dàng hơn.


    [​IMG]


    Ưu và nhược điểm của một số phương pháp quản lý công nợ đang được áp dụng.

    Có rất nhiều cách quản lý tài chính, công nợ cho cửa hàng kinh doanh bán vật tư nông nghiệp có thể kể đến như quản lý bằng sổ sách, quản lý bằng excel và sử dụng phần mềm quản lý công nợ. Cùng tìm hiểu ưu – nhược điểm của từng cách quản lý này xem cách nào phù hợp với bạn nhé!


    1. Quản lý bằng sổ sách

    Đây là cách quản lý công nợ rất cổ điển mà nhiều cửa hàng truyền thống đang áp dụng. Khi có khách hàng ghi nợ hoặc khi lấy hàng từ các nhà cung cấp, chủ cửa hàng sẽ ghi chép các thông tin như ngày tháng, nội dung, số tiền,… vào 1 cuốn sổ tay.


    Ưu điểm của hình thức quản lý này là không tốn chi phí đầu tư, chỉ cần 1 chiếc bút và 1 quyển sổ thôi là bạn đã có thể quản lý tài chính, công nợ của cửa hàng được rồi.


    Nhưng ngược lại, nhược điểm của cách quản lý công nợ này cũng không ít. Bạn sẽ tốn nhiều thời gian, công sức để ghi chép, việc ghi chép cũng dễ dẫn đến nhầm lẫn, chẳng phải ai cũng có 1 cái đầu điện tử để có thể tính toán chi li mà không sai sót cả.


    Hơn nữa, việc ghi chép trên sổ sách tiềm ẩn rủi ro mất mát dữ liệu rất cao, nhiều cửa hàng bị mất cuốn sổ “Nam Tào” hoặc không may gặp thiên tai, hỏa hoạn thì mới tá hỏa vì lúc đó không còn cơ sở nào để mà thu nợ hay trả nợ nữa.


    2. Quản lý bằng Excel
    Cách quản lý này đã hiện đại hơn 1 chút rồi. Thay vì ghi chép vào 1 cuốn sổ thì chủ cửa hàng sẽ sử dụng file excel quản lý công nợ đơn giản để ghi nhận và quản lý dễ dàng, chính xác hơn.


    Cách này thì chủ cửa hàng sẽ rảnh tay hơn 1 chút vì file excel quản lý công nợ sẽ giúp bạn tính toán chính xác hơn cũng như có thể sắp xếp, quản lý theo khách hàng, nhà cung cấp khoa học hơn.


    [​IMG]


    Tuy nhiên, cách quản lý công nợ bằng excel không phải là không có nhược điểm đâu. Vì file được lưu trực tiếp trên thiết bị nên bạn cần mở bằng thiết bị đó để ghi nhận, quản lý chính xác hơn. Đương nhiên, có 1 cách là chia sẻ file dữ liệu cho người khác, nhưng mọi chỉnh sửa sẽ không được cập nhật vào file đó, bạn sẽ phải chia sẻ qua lại file giữa các máy rất mất thời gian, dễ nhầm lẫn.


    Ngoài ra, tương tự như cách quản lý bằng sổ sách, quản lý công nợ bằng excel cũng không phải không có nguy cơ mất dữ liệu. Trường hợp người nào không biết hay kẻ xấu có thể xóa mất file, hoặc khi thiết bị bị gặp sự cố bất ngờ, hỏng hóc thì cũng đồng nghĩa với việc bạn phải nói lời từ biệt với những dữ liệu công nợ của cửa hàng.


    3. Quản lý bằng phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp

    Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp có thể nói là công cụ giúp bạn quản lý cửa hàng tốt nhất trong tương lai. Để đạt hiệu quả cao nhất thì bạn phải có một cơ sở dữ liệu chuẩn, chính xác về thông tin khách hàng, nhà cung cấp (tên, địa chỉ, số điện thoại, email,…) và các khoản nợ của họ theo thời gian. Là một nhà kinh doanh thông minh bạn nên lựa chọn phần mềm thay vì sử dụng thủ công bằng tay.


    Trong đó PAP Technology sắp đưa ra thị trường phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail hỗ trợ đắc lực cho các chủ cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp nói chung và tất cả các mô hình kinh doanh khác nói riêng.


    Một số tính năng của Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail.

    Khi sử dụng phần mềm, bạn chỉ cần nhập tất cả thông tin một lần duy nhất, sau đó bạn chỉ cần tích chọn khách hàng hoặc nhà cung cấp là có thể ghi nhận công nợ hoàn toàn tự động khi khách mua hàng mà chưa thanh toán hoặc khi bạn tạo đơn nhập hàng với nhà cung cấp.


    Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail sẽ tự động kết xuất báo cáo công nợ theo từng khách hàng, nhà cung cấp, giúp bạn dễ dàng đối soát công nợ khi cần thanh toán mà không lo tranh chấp vì mọi giao dịch đều được ghi nhận chi tiết đến từng đơn hàng, thậm chí từng sản phẩm có trong đơn hàng.


    Đặc biệt, các dữ liệu trên phần mềm được đồng bộ lên đám mây, bạn có thể truy cập vào phần mềm bằng nhiều thiết bị khác nhau như laptop, tablet hay smartphone. Dữ liệu sẽ được cập nhật liên tục theo thời gian thực và bạn cũng không lo việc bị mất dữ liệu nữa.


    Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail hỗ trợ quản lý tài chính, công nợ hiệu quả với các tính năng theo dõi công nợ, đối soát công nợ khi đến kỳ thanh toán, báo cáo công nợ từ tổng quan đến chi tiết như công nợ theo khách hàng, theo nhà cung cấp, theo thời gian,…


    Phần mềm hứa hẹn sẽ đem lại hiệu suất xử lý công việc cao nhất, tiết kiệm thời gian cho các chủ cửa hàng, tránh giảm các thất thoát hàng hóa và tiền bạc không đáng có và việc quản lý công nợ trở nên dễ dàng hơn trong tương lai.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này