Mối quan hệ mật thiết giữa dãy số Fibonacci và âm nhạc cổ điển

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi neros3d@gmail.com, 11/2/20.

  1. Mối quan hệ mật thiết giữa dãy số Fibonacci và âm nhạc cổ điển

    Mối quan hệ mật thiết giữa dãy số Fibonacci và âm nhạc cổ điển

    LIÊN HỆ (286 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: neros3d@gmail.com
    3. Ngày đăng: 11/2/20 lúc 11:07
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Nếu anh em audio tinhte cũng là một fan cứng của Dan Brown như mình, hẳn anh em vẫn còn nhớ cuốn Mật mã Da Vinci cùng với cụm từ “Tỉ lệ Vàng, Tỉ lệ Thần Thánh, con số Tự Nhiên,...” được dùng rất nhiều xuyên suốt các trang sách của Dan. Đó là các tên gọi khác của dãy số Fibonacci, và hôm nay mình sẽ giới thiệu với anh em mối quan hệ mật thiết giữa Tỉ lệ Vàng và âm nhạc cổ điển.
    1. Dãy số Fibonacci là gì?

    Đây là một dãy số liên tục mà số sau là tổng của hai số liền trước. Nếu liệt kê ra, chúng ta sẽ có một dãy số như sau:
    0 1 1 2 3 5 8 13 21 34 55 89 144 233 377 610…

    Nếu cứ tiếp tục dãy số này mãi thì người ta có thể mô tả hạng tử thứ n, hay Fn theo công thức Binet với các phần tử là tỉ lệ 1.618 - con số mà người ta vẫn hay miêu tả dưới cái tên: “Tỉ lệ thần thánh” hay “Tỉ lệ vàng”.

    Nếu sử dụng hình học để biểu diễn dãy số ta sẽ có một vòng xoáy như sau:

    [​IMG]

    Anh em đã nhận thấy gì đặc biệt chưa? Đúng rồi, đó là khóa Bass thuộc nhóm khóa Fa mà chúng tay hay thường thấy ở đầu mỗi khuông nhạc.
    [​IMG]

    Không dừng lại ở đó, “Tỉ lệ Vàng” còn được sử dụng trong nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, thậm chí ẩn trong thiết kế đồ dùng hằng ngày hoặc chính cơ thể của anh em mà chúng ta lười để ý đến. Danh họa Leonardo Da Vinci là một trong những thiên tài sử dụng “Tỉ lệ Thần Thánh” trong các tác phẩm hội họa của mình. Lấy ví dụ bức tranh Mona Lisa lừng danh của ông:
    [​IMG]

    2. Fibonacci và âm nhạc nói chung

    Không chỉ âm nhạc cổ điển nói riêng và âm nhạc nói chung đều chịu ảnh hưởng ít nhiều từ dãy Fibonacci. Hãy cùng lướt qua một số kiến thức nhạc lý cơ bản:
    [​IMG]
    • Một quãng 8 sẽ gồm có 13 nốt, trong đó bao gồm 8 nốt trắng và 8 nốt đen.
    • Một âm giai sở hữu 8 nốt, trong đó nốt thứ 3 và thứ 5 là hai nốt quan trọng và có tác dụng như nền tảng cho các hợp âm.
    • Trong một âm giai, nốt thứ 5 có vai trò quan trọng nhất nhưng cũng đồng thời là nốt thứ 8 trong số 13 nốt tạo thành quãng 8.
    Nếu chú ý kĩ, anh em sẽ nhận ra 3 5 8 13 lần lượt là các con số thuộc dãy Fibonacci mình liệt kê ở trên. Lấy 13/8, ta sẽ nhận được giá trị xấp xỉ 1.618 - Tỉ lệ Vàng.
    3. Ai đã sử dụng Tỉ lệ Vàng trong quá trình soạn nhạc cổ điển

    Thiên tài âm nhạc người Áo, Mozart. Vâng, anh em không nhìn đâu, Mozart là một trong những nhạc sĩ vận dụng “Tỉ lệ Vàng” nhiều nhất trong quá trình soạn nhạc của mình, đặc biệt là đối với các bản Sonata.
    Trước khi đi tìm sự hiện diện của dãy Fibonacci trong âm nhạc của Mozart, mình xin giới thiệu với anh em một số kiến thức. Thông thường, một bản Sonata hay có 3 trường đoạn chính, sau khi hoàn thành mỗi trường đoạn sẽ có một khoảng lặng ngắn để chuyển tiếp. Nhiều anh em hay tưởng lầm là tác phẩm đã kết thúc mà vỗ tay trong lúc này khi lần đầu nghe nhạc cổ điển lắm. Cấu trúc của một trường đoạn có thể tách ra 2 phần chính:

    • Exposition - Đoạn mở đầu cũng là đoạn giới thiệu chủ đề của toàn bộ bản nhạc
    • Development and Recapitulation - Đoạn phát triển và tổng kết lại những tinh hoa của chủ đề xuyên suốt tác phẩm.
    Điều thú vị là Mozart đã thiết kế để các tác phẩm của mình có tỉ lệ giữa phần Development và Exposition khớp với “Tỉ lệ Vàng”. Có lẽ đây là một trong những lí do khiến các tác phẩm của Mozart rất giàu nhạc tính và truyền cảm.
    [​IMG]
    Lấy một ví dụ cụ thể, anh em hãy cùng xem xét tác phẩm Piano Sonata No.1 in C Major của Mozart. Đoạn Exposition bao gồm 38 ô nhịp trong khi đoạn Development sở hữu 62 nhịp. Nếu lấy hai con số này chia cho nhau, anh em sẽ lại có “Tỉ lệ Vàng”.
    Nhiều chuyên gia cho biết bên cạnh Mozart thì Beethoven, Debussy, Schubert, Bach cũng sử dụng kỹ thuật tương tự cho tác phẩm của mình.

    Antonio Stradivari được mệnh danh là nhà chế tạo violin tài ba nhất với một số sản phẩm được cho là những cây violin có tiếng hay nhất được tạo ra.
    Và không hề ngạc nhiên khi anh em có thể dễ dàng tìm ra “Tỉ lệ Vàng” nếu chia độ dài của các bộ phần trên một cây đàn của Stradivari. Có lẽ đây là lý do khiến các sản phẩm của Antonio có tiếng hay và có giá bán cao ngất ngưởng.

    [​IMG]

    Không chỉ gói gọn trong ngành chế tạo violin, anh em còn thể tìm thấy “Tỉ lệ Vàng” trong quá trình chế tạo phần miệng thổi cho Saxophone hay dây dẫn âm thanh.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này