FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Không giống như kim tiêm, miếng dán không gây tổn thương và vì chỉ sử dụng một lần nên không có nguy cơ lây nhiễm chéo. Tiến sĩ David Muller và miếng dán vaccine Hexapro Hexapro là loại vaccine sử dụng miếng dán mà không dùng phương pháp tiêm. Tiến sĩ David Muller, người phụ trách các cuộc thử nghiệm lâm sàng, cho biết các thử nghiệm sử dụng miếng dán vaccine Hexapro trên chuột đang cho kết quả ấn tượng, thậm chí còn tốt hơn so với kết quả sử dụng một loại vaccine dạng tiêm. Cụ thể, kết quả thử nghiệm cho thấy đã xuất hiện phản ứng trung hòa kháng thể đối với COVID-19 với chỉ một liều duy nhất. Miếng dán có hàng nghìn “vi tiêm” (microprojections) hoặc kim nhỏ trên bề mặt chứa vaccine Hexapro. Tiến sĩ Muller khẳng định những miếng dán này khi đặt lên da sẽ giúp tạo ra phản ứng miễn dịch ngay lập tức và mạnh hơn nhiều so với phương pháp tiêm thông thường. Lý giải về điều này, ông Muller cho rằng cơ thể có thể sản sinh phản ứng với hỗn hợp các tín hiệu tổn thương dù là rất nhỏ và tín hiệu miễn dịch, đồng thời sự tác động cùng lúc ở nhiều điểm trên da sẽ thu hút nhiều tế bào miễn dịch, qua đó giúp cơ thể tạo được phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Không giống như kim tiêm, miếng dán không gây tổn thương và vì chỉ sử dụng một lần nên không có nguy cơ lây nhiễm chéo. Trong khi đó, Hexapro là loại vaccine tương đối ổn định, vì vậy các miếng dán chứa vaccine có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Kết quả thử nghiệm cho thấy miếng dán vaccine này có thể duy trì ổn định trong ít nhất 30 ngày ở nhiệt độ 25 độ C và một tuần ở 40 độ C. Giáo sư Robert Booy, Giám đốc Y tế của Vaxxas, đồng thời là chuyên gia về vaccine và các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Sydney, cho biết công ty đang làm việc để bảo đảm tài trợ cho các thử nghiệm lâm sàng đối với việc sử dụng miếng dán vaccine vi kim. Mặc dù đây không phải là phương pháp và loại vaccine ưu tiên trong cuộc chiến chống dịch hiện nay nhưng những thử nghiệm này có thể cực kỳ hữu ích trong việc ứng phó các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trong tương lai. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp nhận vaccine thông qua miếng dán có thể giúp tạo điều kiện tiếp cận đến các khu vực rừng, núi hoặc quần đảo xa xôi của bất kỳ quốc gia nào ở châu Á hoặc châu Phi khi mà các vaccine hiện tại đang được sử dụng gặp khó khăn trong việc bảo quản để có thể đưa đến những khu vực này. Việc sử dụng miếng dán vaccine đã từng được Vaxxas thử nghiệm trước đây để triển khai tiêm phòng cúm, bại liệt và sởi. Tiếp tục đọc...