Mexico khiến mọi cố gắng cắt giảm sản lượng dầu của Nga và Ả Rập Xê-út bị lu mờ

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 10/4/20.

  1. Mexico khiến mọi cố gắng cắt giảm sản lượng dầu của Nga và Ả Rập Xê-út bị lu mờ

    Mexico khiến mọi cố gắng cắt giảm sản lượng dầu của Nga và Ả Rập Xê-út...

    LIÊN HỆ (240 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 10/4/20 lúc 13:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Ảnh: Reuters.


    (ĐTCK) Cuộc họp trực tuyến của các quốc gia OPEC+ kéo dài 10 giờ từ tối thứ Năm (9/4) đến sáng thứ Sáu (10/4) đã kết thúc với một thỏa thuận nhận được sự đồng ý của đa số, bao gồm cả Nga và Ả Rập Xê-út. Tổng cộng, OPEC+ dự kiến cắt giảm 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và 6. Tất cả các quốc gia trong liên minh đã đồng thuận, trừ Mexico.


    Cố gắng từ Moscow và Riyadh

    Trái với sự hoài nghi của các nhà phân tích trước thềm cuộc họp diễn ra, Nga và Ả Rập Xê-út cuối cùng đã thống nhất về việc giảm sản xuất tại một cuộc họp. Các nhà sản xuất dầu lớn nhất trong liên minh đã đồng ý về cùng một mức giảm đối với một mức sản xuất duy nhất.

    Theo thỏa thuận dự thảo, mức sản lượng 11 triệu thùng/ngày được lấy làm mức cơ sở cho cả hai bên, mỗi nước sẽ cắt giảm 23% sản lượng, tương đương 2,5 triệu thùng/ngày, xuống mức 8,5 triệu thùng.

    Tổng cộng, các quốc gia trong liên minh OPEC+ sẽ giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày trong suốt tháng 5 và 6. Sau đó, kể từ tháng 7 đến tháng 12, tổng mức cắt giảm giảm xuống còn 8 triệu thùng/ngày và từ tháng 1/2021 đến hết tháng 4/2022 – mức giảm sẽ là 6 triệu thùng/ngày.

    Đối với tất cả quốc gia tham gia còn lại, ngoại trừ Nga và Ả Rập Xê-út, mức giới hạn được xác định dựa vào mức sản lượng tại thời điểm tháng 10/2018. Tất cả các nước đều sẽ cắt giảm 23% dựa trên mức sản lượng này.

    Bất chấp những lo ngại của giới nhà quan sát, quan chức của Nga và Ả Rập Xê-út đã đồng ý thỏa thuận khá nhanh chóng, chỉ khoảng hai giờ kể từ khi bắt đầu cuộc họp.

    Trước đó vào đầu tháng 4, Ả Rập Xê-út là bên đã đề xuất OPEC+ họp khẩn cấp. Đề xuất này được đưa ra sau các cuộc thảo luận của chính quyền Riyadh với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người không hài lòng với việc giá dầu giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành dầu khí Mỹ.

    Tuy nhiên, Riyadh, chủ tịch G20 năm nay, kêu gọi mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Theo Riyadh, không chỉ cho các nước OPEC+, mà còn cho các nhà xuất khẩu dầu lớn khác trong G20, như Mỹ, Canada và Brazil cũng cần tham gia thỏa thuận này.

    Bất ngờ từ vị trí của Mexico

    Trong lịch sử, hầu như không có cuộc họp OPEC + nào hoàn tất mà không có bất ngờ. Trong khi lần này, trước cuộc họp, các nhà quan sát đang chờ đợi một cuộc tranh luận dài giữa các đại diện của Nga và Ả Rập Xê-út, cũng như những tuyên bố gay gắt từ Iran, thì khó khăn lại đến từ một hướng bất ngờ.

    Sau khi cuộc đàm phán đã trải qua được 4 giờ, một nguồn tin nội bộ tiết lộ, đại diện của 3 quốc gia trong liên minh đã không đồng ý đề xuất giảm 23% sản lượng dầu. Trong số đó có Mexico với đại diện Bộ trưởng Năng lượng Rocio Nahle, người phụ nữ duy nhất tham gia cuộc họp.

    Theo kế hoạch của OPEC +, Mexico được đề xuất cắt giảm 400.000 thùng/ngày từ mức cơ sở là 1,75 triệu thùng/ngày tại thời điểm tháng 10/2018. Tuy nhiên, Bộ trưởng năng lượng Mexico khăng khăng yêu cầu con số 100.000 thùng/ngày. Việc thuyết phục đại diện Mexico cắt giảm theo mức đề xuất mất hơn bốn giờ, chiếm gần một nửa thời gian của toàn bộ cuộc họp. Bà Nahle yêu cầu hoặc một ngoại lệ cho Mexico hoặc rời khỏi cuộc họp.

    Và sau quãng thời gian dài tranh luận không tìm thất điểm chung, đại diện của Mexico cũng rời khỏi cuộc họp với sự tức giận, nguồn tin nội bộ nói với TASS.

    Trong bài viết đăng trên Twitter sau khi rời cuộc họp, bà Rocio Nahle tiếp tục khẳng định, Mexico chỉ sẵn sảng giảm 100.000 thùng dầu mỗi ngày, ít hơn rất nhiều so với 400.000 thùng mà OPEC đề suất.

    Các bộ trưởng OPEC+ còn lại đã dành thêm hai giờ để tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyếttình huống và chuẩn bị một thông cáo thích hợp.

    Đến sáng ngày 10/4, thông cáo được OPEC+ đưa ra cho biết, thỏa thuận cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng mỗi ngày vẫn còn hiệu lực, nhưng cần phải thỏa thuận lại với Mexico. Các cuộc đàm phán trực tuyến sẽ tiếp tục như là một phần của hội nghị các nước G20, diễn ra vào tối nay 10/4.

    Theo nguồn tin của TASS tại một trong những phái đoàn lớn ở Trung Đông, sẽ không có cách nào để nhượng bộ Mexico. “Nếu muốn đạt được mục tiêu 10 triệu thùng, OPEC sẽ phải chiến đấu và thuyết phục từng người trong số họ”, nguồn tin cho biết.

    Giá dầu vẫn chưa thể hồi phục

    Sau những thông tin từ cuộc họp của OPEC+ được tiết lộ, giá dầu thô WTI tại Mỹ nhảy vọt 12% lên 28.36 USD/thùng trong khi giá dầu chuẩn quốc tế Brent tăng mạnh 8.5% lên 35.79 USD/thùng trong đêm qua.

    [​IMG]
    Diễn biến giá dầu WTI. Nguồn TradingView.


    Tuy nhiên, đà tăng không duy trì được lâu, giá dầu quay đầu giảm khi một số nhà đầu tư cân tin rằng, thỏa thuận cắt giảm sản lượng mới của OPEC+ sẽ không đủ để bù đắp sự sụt giảm nhu cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nền đến nền kinh tế, đồng thời lo ngại xung quanh thỏa thuận chưa thể hoàn tất do phản ứng từ Mexico.

    [​IMG]
    Diễn biến giá dầu thô Brent. Nguồn: TradingView.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này