May Sông Hồng và khát vọng nâng tầm giá trị dệt may Việt Nam

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 29/4/19.

  1. May Sông Hồng và khát vọng nâng tầm giá trị dệt may Việt Nam

    May Sông Hồng và khát vọng nâng tầm giá trị dệt may Việt Nam

    LIÊN HỆ (672 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 29/4/19 lúc 11:00
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    (ĐTCK) Kiên định theo đuổi con đường đầy thách thức với mục tiêu gia tăng giá trị chuỗi dệt may trong suốt hàng chục năm trời, nỗ lực của Công ty cổ phần May Sông Hồng đã bước đầu đem lại quả ngọt. Hành trình của May Sông Hồng đang được viết tiếp với khát vọng trở thành nhà cung cấp sản phẩm dệt may thời trang lớn và có uy tín trong chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu.


    Không ngừng gia tăng “chất Việt Nam”

    Truy cập website của May Sông Hồng thời điểm này, có một thông báo đáng chú ý. Ðó là lời mời các nhà sản xuất công nghiệp phụ trợ cung cấp nguồn vật tư rất lớn phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm may xuất khẩu. Chủng loại vật tư vô cùng phong phú, từ vải cho tới các phụ liệu ngành may như khóa, cúc, nhám dính, dây dệt, keo dựng, phụ liệu trang trí, nhãn in, nhãn dệt và phụ liệu đóng gói như túi Pe, thùng carton, băng dính, nhãn barcore, sticker…

    Ðã nhiều năm nay, Nhóm Phát triển nguyên phụ liệu của May Sông Hồng có nhiệm vụ liên tục tìm kiếm nhà cung ứng vật tư cho Công ty, nhằm mục tiêu tối ưu hóa nguồn nguyên liệu đầu vào khi Công ty thực hiện chiến lược chuyển từ may gia công sang phương thức FOB (chủ động từ khâu mua nguyên liệu cho tới ra sản phẩm cuối cùng).

    Năm 2018 đánh dấu bước ngoặt lớn với May Sông Hồng khi Công ty chính thức trở thành nhà sản xuất hàng dệt may có giá trị gia tăng cao, với kim ngạch xuất khẩu đơn hàng sản xuất theo phương thức FOB đạt 118 triệu USD, chiếm xấp xỉ 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 2019, May Sông Hồng đặt mục tiêu nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng FOB lên 150 triệu USD.

    Năng lực sản xuất theo FOB vượt trội của May Sông Hồng ngay lập tức thể hiện rõ trong hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Công ty. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 của May Sông Hồng cho thấy, năm qua, Công ty đạt doanh thu 3.950 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 449,9 tỷ đồng, tăng lần lượt 12,86% và 62,42% so với kế hoạch. Các chỉ số tài chính của May Sông Hồng như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) duy trì ở nhóm cao nhất trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

    Dẫu vậy, để có quả ngọt như hôm nay, con đường May Sông Hồng trải qua không dễ dàng. Theo ông Bùi Việt Quang, Tổng giám đốc Công ty, để chuyển từ hoạt động gia công đơn thuần sang phương thức làm hàng FOB, doanh nghiệp phải kiên định với sự thay đổi. Vì Công ty có thể gặp muôn vàn thử thách, do quá trình chuyển đổi có thể kéo dài cả chục năm hoặc lâu hơn. Khó khăn hơn nữa là doanh nghiệp phải lựa chọn được thời điểm thích hợp với doanh nghiệp mình, thời điểm thuận lợi cho thị trường Việt Nam, lựa chọn đúng khách hàng có tiềm năng, có thiện chí và cùng đồng hành để tăng trưởng.

    Ông Quang cho biết, trong gần chục năm qua, May Sông Hồng không ngừng tìm kiếm cơ hội bằng cách tiếp cận các kênh bán hàng mới, khách hàng mới trên khắp thế giới. Bên cạnh đó là quyết tâm đầu tư xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp từ phát triển mẫu, mua hàng, quản lý đơn hàng, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống quản trị minh bạch, khoa học và hiện đại “đặt đúng người, đúng chỗ”.

    “Ðặt đúng người, đúng chỗ”, điều tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế luôn là bài toán khó trong quản trị nhân sự của mỗi đơn vị, doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa có hàng chục năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước như May Sông Hồng. Ðôi khi, để lựa chọn tốc độ và hiệu quả doanh nghiệp, các nhà quản trị công ty phải vượt qua chính mình để ra những quyết định có lý, nhưng vẫn phải “trọng tình”. Sự mạnh dạn thay đổi và kiên định với con đường mới của Ban lãnh đạo May Sông Hồng đã được giới đầu tư đánh giá cao.

    Tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị dệt may

    Tới nay, May Sông Hồng đã khẳng định được vị trí thứ 2 trong nhóm doanh nghiệp dệt may trong nước và đứng thứ 7 nếu tính cả các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, hành trình của doanh nghiệp chưa bao giờ giảm tốc độ.

    Tại Ðại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 diễn ra vào giữa tháng 3, Hội đồng quản trị May Sông Hồng đã trình cổ đông thông qua mục tiêu doanh thu 4.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế từ 465 - 475 tỷ đồng, duy trì mức cổ tức 35 - 45%. Các năm tiếp theo giữ nhịp độ tăng trưởng tất cả các chỉ tiêu từ 15 - 20%.

    Ông Bùi Ðức Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị May Sông Hồng cho biết, Công ty đã có đơn hàng đến tháng 7/2019 và chiếm 70% tổng số đơn hàng. Năm 2019, May Sông Hồng sẽ có 2 khách hàng chiến lược mới là Columbia (với kế hoạch 5 năm tăng trưởng doanh thu trên 2 con số mỗi năm) và Li&Fung. Tương lai, May Sông Hồng sẽ có 5 khách hàng lớn có trụ sở tại Mỹ.

    Cơ sở để hoàn thành mục tiêu tham vọng trên là May Sông Hồng có nguồn lao động ổn định, tay nghề cao, có nguồn cung ứng tốt và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của các thương hiệu lớn cần nguồn cung ổn định qua nhiều năm và đang tăng trưởng. Bên cạnh nội lực đã tích tụ và xây dựng trong nhiều năm qua, May Sông Hồng sẽ tiếp tục học hỏi những người dẫn đầu để có thêm nhiều giải pháp mới. Trước mắt, hoàn thành việc di dời nhà máy ở trung tâm TP. Nam Ðịnh ra Khu công nghiệp Mỹ Tân. Nhà máy mới sẽ được đầu tư theo mô hình nhà máy xanh, theo tiêu chuẩn quốc tế, chuyên sản xuất hàng chất lượng cao.

    Ðồng thời, May Sông Hồng còn khởi công xây dựng cơ sở sản xuất mới tại xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng. Dự án sẽ thu hút trên 2.000 lao động và đi vào sản xuất chính thức từ đầu quý II/2020, đưa tổng số nhân lực toàn Công ty lên gần 13.000 người.

    “Công ty tiếp tục triển khai thành công các công cụ quản trị phần mềm mới để khai thác tối đa mọi nguồn lực của Công ty, triệt để tiết kiệm, chống tổn thất, lãng phí trong tất cả mọi khâu của quá trình sản xuất, phục vụ sản xuất và các hoạt động khác trong Công ty”, ông Thịnh cho biết.

    Những dự án lớn hơn để nâng tầm dệt may Việt Nam cũng được Công ty tính đến. Theo chia sẻ của lãnh đạo doanh nghiệp, May Sông Hồng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành dệt bằng cách liên doanh với các nhà máy dệt tại Việt Nam.


    May mắn là May Sông Hồng có một Ban lãnh đạo rất tâm huyết


    FPTS trở thành cổ đông lớn và đồng hành cùng May Sông Hồng từ nhiều năm trước. Bà có thể chia sẻ ấn tượng về May Sông Hồng qua chặng đường đó?

    FPTS bén duyên với May Sông Hồng cách đây hơn 10 năm. May Sông Hồng vốn là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Nam Ðịnh được cổ phần hóa với quy mô nhỏ, vốn điều lệ chỉ 12 tỷ đồng, doanh thu gia công 700 tỷ đồng, hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, may mắn là May Sông Hồng có một Ban lãnh đạo rất tâm huyết, luôn trăn trở và mong muốn làm sao để có thể áp dụng thật sớm và thật tốt các phương pháp quản trị tiên tiến để từng bước đưa doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn, phát triển và thành công.

    Câu chuyện May Sông Hồng vực dậy từ khó khăn và rất nhanh sau đó chinh phục cả thị trường thế giới, trở thành một trong những thương hiệu may mặc nổi tiếng… chính là một minh chứng đáng tự hào về khả năng của các doanh nghiệp
    Việt Nam.

    Theo bà, May Sông Hồng có những thay đổi đáng kể nào về mặt quản trị?

    Có thể nói, May Sông Hồng là doanh nghiệp có quyết tâm rất cao và sự quyết liệt đến cùng trong việc thay đổi quản trị trên tất cả các mặt. Song song với việc áp dụng những công nghệ tiên tiến trong sản xuất sản phẩm, May Sông Hồng còn là doanh nghiệp tiên phong, đi đầu trong việc sẵn sàng áp dụng công nghệ vào việc quản trị doanh nghiệp từ tài chính đến sản xuất.

    Từ những ngày đầu, theo quy định của Luật Chứng khoán, Công ty đã thực hiện đầy đủ và tuân thủ các quy chế quản trị công ty như đăng ký công ty đại chúng, công bố thông tin minh bạch… Theo đó, May Sông Hồng đã tạo niềm tin vững chắc cho các cổ đông.

    FPTS có thể nói là đã “có duyên” khi có mặt từ khá sớm để có thể đồng hành với May Sông Hồng cho đến thời điểm này.

    Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể biến mục tiêu thành hiện thực và hành động như vậy. Theo bà, đâu là những yếu tố quan trọng để May Sông Hồng có được sự chuyển đổi?

    Quyết tâm thay đổi của Ban lãnh đạo và định hướng chiến lược đúng đắn đã đưa May Sông Hồng đạt được kết quả tăng trưởng ấn tượng như hôm nay.

    Tư duy nhất quán về vai trò của hạ tầng, công nghệ, con người và chất lượng sản phẩm chính là cách mà May Sông Hồng đã áp dụng để từng bước chinh phục thị trường trong nước và quốc tế.


    Phương Linh
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này