Mất tiền khi ‘nhận quyên góp’ từ vợ cũ tỷ phú Jeff Bezos

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 26/4/21.

  1. Mất tiền khi ‘nhận quyên góp’ từ vợ cũ tỷ phú Jeff Bezos

    Mất tiền khi ‘nhận quyên góp’ từ vợ cũ tỷ phú Jeff Bezos

    LIÊN HỆ (238 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 26/4/21 lúc 17:13
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Khi thông báo chi hàng tỷ USD làm từ thiện, tỷ phú MacKenzie Scott đang bị mạo danh để lừa đảo các các nạn nhân khó khăn.


    Vợ cũ của ông chủ Amazon gây chú ý với cách làm từ thiện vô cùng độc đáo của mình. Tuy nhiên, NYTimes cho rằng nhiều kẻ lừa đảo đã sao chép cách làm thiện nguyện của bà để nhằm vào các nạn nhân xin hỗ trợ.

    Bà mẹ 5 con có tên Danielle Churchill đến từ phía nam Sydney là một trong số đó. Vật lộn với việc nuôi dưỡng 5 đứa con, cùng với các khoản chi phí khổng lồ cho một trẻ tự kỷ, cô Churchill từng cố gắng xin hỗ trợ thông qua GoFundMe nhưng không khả quan.

    Trong tình cảnh đó, Churchill nhận được tin nhắn được gửi từ một người xưng danh là MacKenzie Scott vào cuối năm ngoái, ngỏ ý hỗ trợ mọi khó khăn của cô. Theo thông báo, vợ cũ của ông chủ Amazon khi đó đang quyết định cho đi một nửa tài sản của mình, và cô Churchill đã may mắn đủ điều kiện để nhận tiền.

    Để kiểm chứng, cô Churchill đã gõ tên của Scott và cụm từ “lừa đảo” trên Google. Nhưng những gì cô tìm thấy đều là thông tin tỷ phú Scott thực sự đang có động thái chi tiền cho hàng trăm nhóm phi lợi nhuận.

    Theo quy trình, để nhận được tiền bà Churchill phải điền vào “mẫu thành viên” từ tổ chức từ thiện tự xưng là MacKenzie Scott Foundation, tiếp đó thiết lập một tài khoản trực tuyến tại Ngân hàng Nhà đầu tư và Công ty tín thác. Khi đó, một thông báo cho biết có 250.000 USD đã được chuyển vào tài khoản, và yêu cầu Churchill phải đăng ký mã số thuế và trả một khoản phí để nhận tiền. Cứ như vậy, Churchill đã bị móc túi tinh vi.

    [​IMG]
    Một loạt các trang và tổ chức mạo danh vợ cũ tỷ phú Jeff Bezos để trục lợi. Ảnh: Chris Koehler
    Dù Churchill đã thận trọng và tích cực tìm hiểu, đối phương nhanh chóng đưa ra các bằng chứng thuyết phục trước mọi nghi vấn.

    Trên thực tế, trong suốt năm 2020, tỷ phú Scott tuyên bố đã từ thiện với số tiền gần 6 tỷ USD trong khối tài sản của mình. Mô hình cống hiến độc đáo của cô được nhiều người khen ngợi vì sự nhanh chóng và trực tiếp của nó. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến nữ tỷ phú trở thành đối tượng dễ dàng bị những kẻ lừa đảo mạo danh.

    Churchill khi đó không hề biết rằng chẳng có Quỹ MacKenzie Scott nào cả. Và ngân hàng Nhà đầu tư và Công ty tín thác từng có trụ sở tại Boston, đã được chuyển thành State Street Corporation hơn một thập kỷ trước. Ngỡ rằng mình đang được giao dịch với tỷ phú Scott và nhóm trợ lý, nhưng thực tế Churchill đang đối mặt với một nhóm lừa đảo tinh vi, lão luyện đang săn lùng những đối tượng khó khăn.

    Trong trường hợp của cô Churchill, kênh ngân hàng được cung cấp, lẫn các trang Facebook hay WhatsApp đều giả mạo. Việc sử dụng ứng dụng tiền điện tử Bitcoin còn được khai thác để trục lợi số tiền lên tới khoảng 7.900 USD. Điều này khiến nạn nhân không thể đòi lại được thông qua các ngân hàng hay công ty thẻ như bình thường.

    Một công ty về bảo mật thư điện tử trụ sở tại Israel, Ironscales, cho biết các tin nhắn mạo danh là người đại diện tỷ phú Scott được tung ra và gửi đến hơn 190.000 tài khoản email khách hàng của hãng. Sự việc dấy lên ngay sau khi vợ cũ tỷ phú Jeff Bezos thông báo về số tiền từ thiện lên tới gần 4.2 tỷ USD vào 15/12 năm ngoái. Về phần nạn nhân, chỉ sau khi mở tài khoản ngân hàng không hề tồn tại, Churchill mới biết về các nạn nhân khác.

    Marti DeLiema, giáo sư tại trường Công tác xã hội tại Đại học Minnesota, Twin Cities, cho hay thủ thuật lừa đảo thông qua tin nhắn thông báo nhận tiền từ thiện đang bị kẻ xấu khai thác. “Hoạt động quyên góp khổng lồ của Scott đã tạo kẽ hở cho kẻ xấu trục lợi”. Thậm chí những người từng nhận tiền quyên góp thực sự còn bị sử dụng tên tuổi để lừa đảo. Hay các trang web của Cơ quan Quản lý các doanh nghiệp nhỏ của liên bang Mỹ bị sao chép, mạo danh Ủy ban Thương mại Liên bang…

    [​IMG]
    Các website và facebook mạo danh tỷ phú từ thiện MacKenzie Scott mọc lên để dụ dỗ và lừa tiền các nạn nhân. Ảnh: NYtimes.
    Trên thực tế, tỷ phú Scott đã quyên góp phần lớn tài sản cho các tổ chức, trường đại học, ngân hàng thực phẩm và các tổ chức từ thiện tuyến đầu, thay vì trao tiền cho các cá nhân.

    Bên cạnh đó, cựu nhà văn cũng không hề có tài khoản mạng xã hội Facebook và Instagram chính thức, ngoài trang Medium và một tài khoản Twitter đã được xác thực. Và mọi khoản phí để nhận tài trợ đều không có cơ sở.

    Đại diện của tỷ phú Scott từ chối bình luận về các hoạt động lừa đảo dưới danh nghĩa của vợ cũ tỷ phú Jeff Bezos.

    ZING
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này