Masan: 6 tháng đạt 1.882 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 20,5% cùng kỳ

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 31/7/19.

  1. Masan: 6 tháng đạt 1.882 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 20,5% cùng kỳ

    Masan: 6 tháng đạt 1.882 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 20,5% cùng kỳ

    LIÊN HỆ (273 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 31/7/19 lúc 11:17
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Theo báo cáo, doanh thu thuần 6 tháng toàn Tập đoàn đạt 17.411 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái là 17.458 tỷ đồng.

    Trong đó, doanh thu thuần của MCH tăng 6% trong nửa đầu 2019, lên 7.979 tỷ đồng, nhờ tăng trưởng một chữ số của ngành gia vị và thực phẩm tiện lợi; đồng thời tăng trưởng 26% trong đồ uống và tăng trưởng 68% trong thịt chế biến.

    Lĩnh vực thức ăn chăn nuôi của MML đạt doanh thu thuần 6.741 tỷ đồng, tăng 0,7%. Ngành thịt đạt doanh thu 65 tỷ đồng trong nửa đầu 2019, dự kiến mang lại doanh thu từ 500 – 1.000 tỷ đồng trong năm 2019. Doanh thu từ thức ăn chăn nuôi ổn định trong nửa đầu 2019, được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng hai chữ số của mảng thức ăn gia cầm và thức ăn thủy sản, bù đắp cho sụt giảm doanh thu ở mức 17% ở mảng thức ăn cho heo.

    Còn MSR ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.690 tỷ đồng, giảm 16,9% so với cùng kỳ, do giá hàng hóa giảm mạnh. So với nửa đầu năm 2018, giá Vonfram trong nửa đầu năm 2019 giảm trung bình 19%; trong khi đó, doanh thu Florit tăng trưởng tốt, chủ yếu do giá tăng 41%.

    Tính riêng quý II/2019, doanh thu thuần MaSan tăng 0,7% so với quý II/2018, đạt 9.250 tỷ đồng, trong đó, doanh thu MCH tăng trưởng 6,6%, MML tăng trưởng 1,6% bù đắp cho sự sụt giảm 14,3% doanh thu thuần tại MSR.

    Mặt khác, Masan cho biết, một trong những nguyên nhân giúp lợi nhuận 6 tháng tăng trưởng tố là do Tập đoàn đã giảm chi phí tài chính và lợi ích của Cổ đông thiểu số giảm. Tập đoàn dự kiến sẽ tiết kiệm từ 500 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng chi phí lãi vay hợp nhất trong năm 2019.

    Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp giảm 250 điểm cơ bản trong nửa đầu năm 2019 do biên lợi nhuận gộp của MCH và MSR giảm. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp của MCH giảm do sản phẩm mới vừa tung có biên lợi nhuận thấp hơn; giá nước mắm thô cao; và việc điều chỉnh chính sách giá các nhãn hàng hàng mì gói phân khúc phổ thông (chuyển chi phí khuyến mãi từ chi phí bán hàng vào giá bán); còn biên lợi nhuận gộp của MML tăng 110 điểm, chủ yếu đến do giá nguyên vật liệu (đậu nành và bắp) giảm.

    SG&A được cải thiện 0,9% trong nửa đầu 2019 do Tập đoàn tiếp tục thúc đẩy hiệu quả và năng suất. SG&A của MCH giảm 208 điểm do các hoạt động Marketing và Bán hàng được thực hiện hiệu quả hơn. Đồng thời, MML cũng đóng góp 92 điểm cơ bản khi tiếp tục tối ưu hóa chi phí bán hàng.

    Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông nửa đầu 2019 giảm 37,9% chủ yếu do lợi nhuận một lần từ giả định bán một phần tỷ lệ sở hữu trong Techcombank (“TCB”) trong nửa đầu năm 2018.

    EBITDA nửa đầu năm 2019: EBITDA hợp nhất trong nửa đầu 2019 giảm 5.1% xuống còn 4.884 tỷ đồng, so với 5.147 tỷ đồng trong nửa đầu 2018, chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm 250 điểm, dù SG&A đã cải thiện 90 điểm. Biên EBITDA hợp nhất trong nửa đầu 2019 là 28.1%, giảm 143 điểm so với nửa đầu 2018. MSR, với điều kiện hoạt động còn nhiều thách thức, là một lực cản đối với EBITDA hợp nhất.

    Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Masan Group nhận định: “Chúng tôi tin tưởng kết quả kinh doanh trong 6 đến 12 tháng tới sẽ đạt mức tăng trưởng hai chữ số. Các mảng kinh doanh chưa hiệu quả sẽ được cải thiện bằng các nguồn lực nội tại hoặc thông qua các hoạt động M&A.”

    Tại MCH, sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc nhân rộng thành công của các sản phẩm đồ uống, và tiếp tục cải tiến các sản phẩm thực phẩm giá trị gia tăng. Dự kiến, năm 2019, MCH sẽ ghi nhận doanh thu tăng trưởng hơn 20% khi danh mục thực phẩm tăng tốc trong nửa cuối năm 2019.

    Về Techcombank, định giá thị trường hiện tại chưa phản ánh đúng tình hình kinh doanh của Công ty. “Tôi tin rằng khoảng cách sẽ thu hẹp khi ngân hàng phát triển thành một ngân hàng tiêu dùng thực sự”, ông Quang cho biết.

    Đối với Masan MEATLife (“MML”), tiền thân là Masan Nutri-Science (“MNS”), ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ: “Trước hết, tôi vô cùng tự hào rằng đội ngũ lãnh đạo Masan MEATLife đã luôn tập trung vào tầm nhìn dài hạn: thay đổi “meat life” của 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam, và khẳng định yếu tố cốt lõi trong triết lý kinh doanh của Masan: không ngừng mang đến các phát kiến mới nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người Việt”.

    Mục tiêu của MML là phục vụ 10 triệu người tiêu dùng trong vòng 2 – 3 năm tới với kỳ vọng doanh thu 1 tỷ USD và biên lợi nhuận của ngành hàng FMCG. Tập đoàn Masan đang có kế hoạch đưa cổ phiếu này lên giao dịch tại UPCoM trong năm 2019 và sẽ đưa MML đạt mục tiêu IPO theo tiêu chuẩn quốc tế trên sàn chứng khoán HOSE vào năm 2022 – 2023.

    Đặng Khôi
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này