FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Margin là gì? Margin hay giao dịch ký quỹ là một thuật ngữ chỉ việc dùng đòn bẩy tài chính trong đầu tư chứng khoán. Đây là dịch vụ cung cấp bởi Công ty Chứng khoán (CTCK), cho phép nhà đầu tư vay tiền để mua số lượng cổ phiếu có giá trị lớn hơn giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư có trong tài khoản chứng khoán. Nhà đầu tư Mở tài khoản chứng khoán ở CTCK nào thì sẽ dung dịch vụ ở CTCK đó. Khi nhà đầu tư dùng dịch vụ margin thì tài sản của nhà đầu tư trong tài khoản chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt là tài sản đảm bảo cho khoản vay của nhà đầu tư. Nhà đầu tư được vay bao nhiêu tiền? Tỉ lệ đòn bẩy là bao nhiêu? Số tiền nhà đầu tư đựoc vay tuỳ thuộc vào cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ, tuỳ thuộc vào từng thời điểm, tuỳ thuộc vào từng CTCK. Theo đó mà tỉ lệ đòn bẩy cũng sẽ khác nhau. Nếu nhà đầu tư đang có tài sản là 100 triệu (cả cổ phiếu và tiền) · CTCK cho phép nhà đầu tư mua đến 150 triệu. Thì tỉ lệ đòn bảy là 1:1.5 · CTCK cho phép nhà đầu tư mua đến 200 triệu. Thì tỉ lệ đòn bẩy là 1:2 · CTCK cho phép nhà đầu tư mua đến 300 triệu. Thì tỉ lệ đòn bẩy là 1:3 Với những cổ phiếu tốt nhất trên thị trường hiện giờ thì Uỷ ban chứng khoán nhà nước cũng chỉ cho phép CTCK cho nhà đầu tư vay với tỉ lệ 50%, tức là nhà đầu tư có thể sử dụng tỉ lệ đòn bảy tối đa là 1:2. Tuy nhiên, một số CTCK có thể lách luật cho phép nhà đầu tư sử dụng tỉ lệ đòn bảy cao hơn lên đến 1:3, thậm chí 1:4 khi nhà đầu tư mua những cổ phiếu tốt mà CTCK có thể kiểm soát được rủi ro. Để kiểm soát được rủi ro đối với khoản tiền cho nhà đầu tư vay thì CTCK sẽ thay đổi chính sách cho vay của mình tùy từng thời điểm. Thị trường tốt cho vay nhiều hơn, thị trường xấu cho vay ít hơn. Hoặc cổ phiếu có thông tin xấu bất thường cũng sẽ bị thay đổi tỉ lệ cho vay. Điều gì xảy ra khi đang dùng margin mà giá cổ phiếu biến động mạnh? Khi cổ phiếu tăng giá: Nếu nhà đầu tư đang dùng margin mà cổ phiếu tăng giá thì nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận nhiều hơn, đồng thời giá trị tài sản ròng tăng lên. Nhà đầu tư có thể tiếp tục được mua thêm cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận nhanh hơn. Ví dụ: Nhà đầu tư có 100 triệu, được CTCK cho dùng tỉ lệ đòn bảy tối đã là 1:2 để mua lượng cổ phiếu VCB có giá trị 200 triêụ. Giá cổ phiếu VCB tăng lên 10%. Nhà đầu tư lãi thêm 20 triệu, lãi 2 lần so với việc không dùng margin. Giá trị tài sản ròng lúc này là 120 triệu. Với giá trị tài sản ròng 120 triệu, nhà đầu tư có thể mua thêm lượng cổ phiếu VCB trị giá 20 triệu nữa, lượng cổ phiếu VCB sở hữu mới có giá trị 240 triệu Nếu giá cổ phiếu VCB tiếp tục tăng thêm 10% nữa thì nhà đầu tư có thêm 24 triệu lợi nhuận, giá trị tài sản ròng là 142 triêu, sinh lời 42% so với 100 triệu ban đầu. Như vậy, cổ phiếu VCB tăng giá 20% nhưng tài sản nhà đầu tư đã sinh lời tới 42%. Khi cổ phiếu giảm giá: Nếu nhà đầu tư đang sử dung margin mà cổ phiếu giảm giá thì lúc này giá trị tài sản ròng sẽ giảm rất nhanh tương ứng với tỉ lệ đòn bảy mà nhà đầu tư đang sử dụng. Nếu nhà đầu tư dung tỉ lệ đòn bảy 1:2 thì sẽ lỗ gấp 2 lần bình thường, dùng tỉ lệ đòn bảy 1:3 thì sẽ lỗ gấp 3 lần bình thường. Khi giá trị tài sản ròng bị giảm, CTCK sẽ yêu cầu nhà đầu tư thực hiện việc bổ sung thêm tài sản đảm bảo là tiền hoặc cổ phiếu chuyển từ CTCK khác về. Nếu nhà đầu tư không bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì sẽ phải bán bớt cổ phiếu ra để giảm tiền vay, đưa tỉ lệ đòn bảy về đúng quy định của CTCK. Đây cũng chính là khái niệm Margin Call mà nhà đầu tư sẽ phải đối mặt khi đầu tư chứng khoán mà sử dung margin. Rủi ro nhà đầu tư phải đối mặt khi dùng margin? Khi nhà đầu tư dùng margin, đặc biệt là dùng margin với tỉ lệ đòn bảy cao thì rủi ro bị thua lỗ lớn, thậm chí cháy tài khoản mất hết tiền đầu tư sẽ luôn thường trực bởi các lý do sau đây: Áp lực khi dùng margin: Việc dùng margin sẽ gây ra áp lực rất lớn đến nhà đầu tư. · Áp lực phải trả lãi margin: Phí vay tiền của các CTCK ở mức khoảng 14%/1 năm, nếu nhà đầu tư đầu tư bằng tiền vay thì phải có lợi nhuận cao hơn con số đó thì mới có lãi · Áp lực khi cổ phiếu giảm giá: Như đã phân tích ở trên, nếu dùng margin mà giá cổ phiếu giảm giá thì sẽ lỗ nhanh hơn nhiều khi chỉ đầu tư bằng tiền của mình · Áp lực khi bị margin call: Khi cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư được yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo, việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng với nhà đầu tư. Vì đa phần nhà đầu tư đã sử dung hết khả năng tài chính rồi thì mới đi vay. Tất cả những áp lực trên sẽ gây tác động lớn đến tâm lý và hành vi của nhà đầu tư. Và rất nhiều nhà đầu tư đã không còn sáng suốt xử lý khi bị margin call dẫn đến thiệt hại lớn trong đầu tư. CTCK hạ tỉ lệ cho vay: Đây cũng là một việc nhà đầu tư dễ gặp phải trong quá trình đầu tư. Để quản lý rủi ro đối với khoản tiền cho nhà đầu tư vay thì CTCK sẽ hạ tỉ lệ margin ở mã cổ phiếu có thông tin xấu. Việc hạ tỉ lệ margin và thông tin xấu cộng hưởng lại có thể làm giá cổ phiếu giảm rất sâu dẫn đến thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Ngoài ra, có những khách hàng sở hữu hàng triệu cổ phiếu nhưng khi bị CTCK hạ tỉ lệ margin hoặc cắt margin không cho vay nữa phải bán một lượng lớn cổ phiếu ra thị trường đã làm ảnh hưởng rất lớn đễn giá cổ phiếu. Trong năm 2016 vừa rồi, rất nhiều cổ phiếu giảm giá đến 90% vì bị CTCK cắt margin. Điển hình là: CDO, HAG, TTF, FID, HQC,… Sự khác biệt lớn giữa việc đầu tư dùng margin và không dùng margin Khi dùng margin, mà nhà đầu tư chon đúng cổ phiếu thì sẽ gia tăng lợi nhuận nhanh chóng, đó là tác dung của margin. Còn trong trường hợp cổ phiếu giảm giá ta sẽ thấy sự khác biệt lớn sau đây: · Nếu giá cổ phiếu giảm, sẽ dẫn đến margin call, đa phần nhà đầu tư không có thêm tiền nộp vào, sẽ phải bán bớt cổ phiếu đi. Như vậy, khi giá cổ phiếu tăng trở lại mức giá cũ thì vì nhà đàu tư không sở hữu đủ lượng cổ phiếu như ban đầu nên giá trị tài sản ròng cũng không trở về giá trị như ban đầu. Nếu không dùng margin thì giá cổ phiếu giảm sẽ không bị margin call, lượng cổ phiếu vẫn giữ nguyên, khi giá tăng trở lại giá mua ban đầu thì vốn đầu tư sẽ trở lại giá trị ban đầu · Nếu giá cổ phiếu giảm rất mạnh, dẫn đến cháy tài khoản, tức là nhà đầu tư đã mất hết tài sản trong tài khoản, Như vậy sẽ không có cơ hội gỡ lại vốn ban đầu khi giá cổ phiếu tăng trở lại. Còn nếu không dùng margin thì giá cổ phiếu có giảm như nào, lượng cổ phiếu nắm giữ vẫn như vậy, khi cổ phiếu tăng giá trở lại thì tài sản ròng sẽ tăng theo. Ai và khi nào thì nên dùng margin? Có câu: “Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro” – “High risk, high return” Việc dùng margin có nhiều rủi ro và đa phần thua lỗ lớn trong đầu tư chứng khoán đến từ việc dùng tiền vay. Cho nên, dùng margin chỉ thích hợp với những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn. Và để chiến thắng trong việc dùng margin thì phải là nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm. Với nhà đầu tư mới thì lời khuyên chân thành là không nên dùng margin. Ngay cả với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm cũng cần cân nhắc kỹ về thời điểm dùng margin. Dùng margin chỉ thích hợp cho việc đầu tư ngắn hạn, đánh nhanh rút nhanh, giúp gia tăng lợi nhuận khi nhà đầu tư nhận thấy thị trường đang bước vào một đợt tăng giá mới kéo dài từ 1 đến vài tháng. Và việc chon cổ phiếu để dùng margin cũng cần phải phân tích rất kĩ để hạn chế rủi ro. Có nhiều nhà đầu tư mặc dù kiến thức phân tích rất tốt, kinh nghiệm rất nhiều nhưng lại dùng margin cao cho việc đầu tư dài hạn. Họ dùng margin cao để trading (mua/bán) liên tục cả năm hoặc dùng margin cao để đầu tư cổ phiếu dài hạn (từ 1 đến vài năm). Và kết quả cho đến nay đều không thật sự thuyết phục. Tổng kết lại: · Margin là dịch vụ CTCK cung cấp tiền vay cho nhà đầu tư mua cổ phiếu dựa trên tài sản đảm bảo là cổ phiếu, trái phiếu, tiền trong tài khoản của nhà đầu tư. · Việc dùng margin sẽ giúp gia tăng lợi nhuận nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá những cũng làm cho tài sản của nhà đầu tư mất đi nhanh hơn khi cổ phiếu giảm giá · Nhà đầu tư khi đã có nhiều kinh nghiệm thì mới cân nhắc việc dùng margin và chỉ dùng margin trong những thời điểm thị trường thuận lợi. Dịch vụ margin có thể được cung cấp bởi các Tổ chức khác không phải là CTCK. Các Tổ chức này cung cấp tỉ lệ margin cao hơn, phí vay cao hơn, điều kiện cho vay dễ hơn nhưng chỉ dành cho những nhà đầu tư rất chuyên nghiêp và sẵn sàng chấp nhận rủi ro rất cao ST
High Margin – Dịch vụ dành cho nhà đầu tư mạo hiểm High Margin là dịch vụ đòn bảy tài chính với tỉ lệ cao, được cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức không phải là Công ty chứng khoán (CTCK). Điều kiện cho vay, tỉ lệ cho vay dễ dàng hơn dịch vụ cung cấp bởi CTCK. (Dùng tỉ lệ margin cao được ví như việc chinh phục một ngọn núi đẹp, có thể xảy chân bất cứ lúc nào) Như đã trình bày ở bài viết Margin là gì? Khi nào thì nên sử dụng Margin? thì việc dùng margin có thể kiếm được lợi nhuận cao nhưng đi kèm với nó là rủi ro cao. Các dịch vụ margin chính thống thì được cùng cấp bới các CTCK, nhưng không phải cổ phiếu nào cũng được cấp margin và tỉ lệ cho vay cũng khác nhau đối với các cổ phiếu được phép cho margin. Vậy nếu nhà đầu tư muốn dùng margin đối với các cổ phiếu có chất lượng kém hơn, hay muốn dùng tỉ lệ margin cao hơn CTCK cung cấp thì làm thế nào? Để đáp ứng nhu cầu này thì dịch vụ High Margin ra đời và được cung cấp bới các tổ chức, cá nhân không phải là CTCK. Tỉ lệ đòn bảy được cung cấp thông thường là 1:5, cá biệt có thể có những tỉ lệ cao hơn. Ở đây chỉ xin được bàn đến tỉ lệ 1:5 là tỉ lệ mà nhà đầu tư có 100 triệu có thể mua được số lượng cổ phiếu có giá trị tới 500 triệu. Lãi sẽ gấp 5 lần và lỗ cũng sẽ gấp 5 lần. Đây là một dịch vụ không chính thống, ngoài những rủi ro như đã trình bày ở bài viết Margin là gì? Khi nào thì nên sử dụng Margin? thì còn nhiều rủi ro khác nữa đến từ luật chơi của dịch vụ này. Luật chơi của High Margin Với dịch vụ margin chính thống tại các CTCK thì nhà đầu tư vẫn giao dịch trên tài khoản chứng khoán của chính nhà đầu tư. CTCK cũng là một pháp nhân lớn, sẽ đảm bảo an toàn cho tiền đầu tư của nhà đầu tư hơn Còn với Dịch vụ High Margin thì nhà đầu tư sẽ phải nộp tiền vào tài khoản do bên cung cấp dịch vụ chỉ định. Đây là tài sản đảm bảo để nhà đầu tư có thể mua lượng cố phiếu gấp nhiều lần số tiền đó trên tài khoản của nhà cung cấp dịch vụ. Nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro khi tài sản đảm bảo của mình lại thuộc quản lý của người khác. Vì vậy, để dùng dịch vụ này thì sự tin tưởng của nhà đầu tư với bên cung cấp dịch vụ là quan trọng nhất. Để tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư thì bên cung cấp dịch vụ thường làm dịch vụ thông qua các nhân viên CTCK là những người thân thiết với nhà đầu tư. Có khi chính các nhân viên CTCK cũng là khách hàng thường xuyên của dịch vụ này. Lúc này, rủi ro của bên cung cấp dịch vụ là phải kiểm soát được khoản đầu tư vì số tiền làm tài sản đảm bảo chỉ là số tiền nhỏ (bằng 1/5 tổng giá trị đầu tư). Trong những năm vừa qua, có rất nhiều bên cung cấp dịch vụ đã chịu thiệt hại lớn khi cho nhà đầu tư dùng đòn bảy cao để mua những cổ phiếu kém chất lượng như HQC, OGC, FID, CDO, TTF,… Gần đây thì nhiều bên cung cấp dịch vụ đã chuyên nghiệp hơn trong việc quản lý, đặt ra các rào cản đối với các cổ phiếu chất lượng quá kém như hạn chế room cho vay, hạ tỉ lệ cho vay,.. Rủi ro của bên môi giới, là người đứng giữa khách hàng và bên cung cấp dịch vụ. Bên môi giới có trách nhiệm đặt lệnh mua bán cho nhà đầu tư, nên có rủi ro nhầm lệnh. Bên môi giới cũng có trách nhiệm trong việc call margin khi khoản đầu tư bị giảm giá và trách nhiệm thu tiền của bên cung cấp dịch vụ để trả cho nhà đầu tư khi có yêu cầu rút tiền. Rủi ro của nhà đầu tư: Nhà đầu tư tham gia dịch vụ này là người chịu rủi ro nhiều nhất. · Thứ nhất là bản thân việc dùng margin cao là rất rủi ro. · Thứ hai là tiền của nhà đầu tư làm tài sản đảm bảo nộp vào tài khoản (chứng khoán, hoặc ngân hàng) của bên cung cấp dịch vụ nên sẽ có rủi ro khi bên cung cấp dịch vụ mất thanh khoản hoặc rủi ro đạo đức đến từ bên môi giới. Môi giới có thể thông báo rút tiền từ bên cung cấp dịch vụ nhưng dùng vào việc riêng, không trả cho nhà đầu tư. Vì vậy, khi tham gia vào dịch vụ này thì sự tin tưởng vào uy tín của môi giới là rất quan trọng. Rủi ro của CTCK: Các dịch vụ này đều là dịch vụ không chính thống. Do đó, nếu phát sinh tranh chấp giữa các bên thì CTCK sẽ bị liên lụy khi các cơ quan quản lý vào làm việc. Tuy nhiên, CTCK cũng rất khó trong việc kiểm soát các dịch vụ này, vì việc này là thỏa thuận dân sự của các bên tham gia. Gần như sẽ không có một văn bản, quy định hay hợp đồng nào được ký kết giữa các bên tham gia dịch vụ. Dịch vụ High Margin ra đời để đáp ứng được nhu cầu của số it những nhà đầu tư ưa mạo hiểm trên thị trường. Nhà đầu tư có nhu cầu đều có thể tìm thấy dịch vụ này ở các CTCK. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư ưa mạo hiểm mà muốn dùng margin chính thống, có tỉ lệ đòn bảy cao thì có thể Mở tài khoản chứng khoán tại CTCP Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC). Tỉ lệ margin đối với các cổ phiếu tốt tại đây có thể tương đương với các dịch vụ High Margin không chính thống trên thị trường.