FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Trong bối cảnh tăng trưởng chậm của nền kinh tế, cách tư duy của nhiều người trẻ đang làm đau đầu các nhà chức trách Trung Quốc. Gần đây, giới trẻ ở quốc gia tỷ dân đang có một phong trào kì dị tên là “tang ping” (tạm dịch: nằm xuống). Phong trào lười biếng này được nhiều người trẻ ủng hộ, trong đó có cả những người đã từng làm việc văn phòng với lịch 996 (9 giờ sáng đến 9 giờ tối, tuần 6 ngày). Về cơ bản, người theo đuổi Tang Ping sẽ nằm xuống, không làm gì cả theo nghĩa đen hoặc nhận những công việc nhàn hạ với mức lương tối thiểu. Họ sẽ tự cách ly bản thân khỏi mọi áp lực cuộc sống để được nghỉ ngơi hoàn toàn. Theo Bloomberg, chính quyền Trung Quốc rất lo ngại về tình trạng giới trẻ “đình công”, không làm việc nữa. Chủ trương của đất nước tỷ dân luôn là cố gắng để đạt được sự tăng trưởng tốt nhất. Tuy nhiên, Tang Ping đi ngược lại với mọi mục tiêu mà họ đặt ra. Cách phản kháng “996” South China Morning Post cho rằng tham gia phong trào Tang Ping không chỉ có những người ít học, không có cơ hội làm việc. Rất nhiều người trẻ tốt nghiệp đại học và đã trải qua công việc văn phòng, với thời gian biểu 996. Nhịp sống hối hả là lý do nhiều người lựa chọn buông xuôi. Ảnh: Insider. Sự bùng nổ của phong trào 996 khiến nhiều người lao động phải hy sinh cuộc sống cá nhân cũng như sức khỏe của mình để cống hiến chất xám cho công ty. Điều này gây ra sự suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là cái chết cho nhiều nhân viên. Dù đã cố gắng, họ vẫn không thể có cuộc sống tốt hơn. Do vậy, những người này chọn trở thành kẻ lười biếng như một cách để phản kháng lại xã hội. Họ từ chối cố gắng để mua nhà, mua xe hay có một cuộc sống sung túc và đến với Tang Ping, một cuộc sống an phận, vô áp lực. “Tôi đã thất nghiệp trong 2 năm và tất cả những gì tôi làm chỉ là tận hưởng cuộc sống thư thả”, một người viết blog Trung Quốc chia sẻ. Anh cho rằng lối sống này không có gì sai trái. Nhiều bạn trẻ đã chọn tang ping, hay nằm xuống. Ảnh: CGTN. Một người dùng khác với nickname “Người du hành tốt bụng” cũng đã chia sẻ về trải nghiệm của anh với mức sống khoảng 200 tệ một tháng. Anh chỉ ăn 2 bữa một ngày và đã không làm việc cũng trong 2 năm. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và dịch bệnh căng thẳng, những người Trung Quốc càng phải làm việc cật lực hơn để có được cuộc sống đầy đủ. Tuy nhiên, điều này đã càng gia tăng thêm áp lực mà các trụ cột lao động trong gia đình phải gánh chịu. Nhà chức trách Trung Quốc lên án lối sống Tang Ping Hiện nay, chính quyền Trung Quốc đang cố gắng để hạn chế sự lan tỏa của phong trào. Bài xã luận trên South China Morning Post gọi Tang Ping là một thứ vô nghĩa và đáng xấu hổ. Họ cho rằng trào lưu này không có giá trị và khuyến khích giới trẻ phải có cái nhìn lạc quan hơn về tương lai. Đội kiểm duyệt nội dung mạng tại Trung Quốc đã bắt đầu mạnh tay với phong trào này. Bản tuyên ngôn của phong trào Tang Ping cùng hàng chục bài đăng đã bị gỡ bỏ khỏi các trang mạng xã hội tại quốc gia tỷ dân. Ngoài ra, mọi cuộc bàn luận cũng như hội nhóm về chủ đề này cũng bị quét sạch. Huang Ping, giáo sư văn học tại Đại học Sư phạm Hoa Đông cho biết truyền thông đang rất lo ngại vì phong trào lười biếng này sẽ là một mối nguy cho hiệu suất lao động chung. Phong trào “nằm xuống” là một mối nguy cho sự phát triển của xã hội. Ảnh: Getty Image. “Những nhà cầm quyền lo rằng mọi người sẽ không làm việc nữa”, Huang nói. Tuy nhiên, ông cũng không đồng tình hoàn toàn với quan điểm từ phía truyền thông. Theo ông Huang, người lao động không chỉ là những cỗ máy làm việc. Vị giáo sư còn giải thích thêm nguyên nhân tâm lý khiến nhiều người thực hiện Tang Ping. Việc “nằm xuống” dễ dàng và hợp lý hơn nhiều so với việc có một thái độ tiêu cực. Đó là một cách để nhiều người cởi bỏ hoàn toàn gánh nặng cuộc sống. Tờ Guang Ming Daily cho rằng chắc chắn động thái này sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc. Tương tự với giáo sư Huang, tờ báo cũng cho rằng chính quyền nên cải thiện cuộc sống của người lao động trước khi đòi hỏi họ làm việc chăm chỉ. ZING Tiếp tục đọc...