Lợi nhuận nửa đầu năm nhiều ngân hàng giảm theo “kịch bản”, điểm sáng là trích lập dự phòng...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 22/7/20.

  1. Lợi nhuận nửa đầu năm nhiều ngân hàng giảm theo “kịch bản”, điểm sáng là trích lập dự phòng...

    Lợi nhuận nửa đầu năm nhiều ngân hàng giảm theo “kịch bản”, điểm sáng...

    LIÊN HỆ (299 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 22/7/20 lúc 22:23
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Theo báo cáo tài chính quý II/2020 vừa được Sacombank công bố, tổng thu nhập hoạt động quý II/2020 của Sacombank đạt 3.560 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động giảm mạnh 13,65% xuống còn 1.973 tỷ đồng.

    Nhưng Sacombank đã trích 1.147 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro, tăng tới 86% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế trong kỳ của Sacombank đạt 440 tỷ đồng, tăng 10,13%.

    Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 1.428 tỷ đồng, giảm 2,2% so với cùng kỳ.

    Nợ xấu nội bảng tại ngày 30/6 của Sacombank là 6.682 tỷ đồng, tăng gần 950 tỷ so với đầu năm (tức tăng gần 17%). Trong đó, nợ nhóm 3 của Sacombank tăng mạnh 185% lên 851 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng từ 1,94% lên 2,15%.

    Bac A Bank với lợi nhuận trước thuế đạt 175 tỷ đồng trong quý II/2020, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 353 tỷ đồng, giảm 19% so với con số 436 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm trước và hoàn thành 50,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2020.


    Năm 2020, Bac A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 700 tỷ đồng, giảm 25% so với thực hiện năm 2019. Kế hoạch huy động vốn khách hàng đạt 89.830 tỷ đồng, tăng 9% và dư nợ cho vay khách hàng đạt 80.220 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%. Trích lập 340 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng.

    Đồng thời, Bac A Bank hướng đến mục tiêu tổng tài sản đạt 115.530 tỷ đồng, tăng 7%; và vốn điều lệ là 7.085 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2019.


    Đóng góp chính vào lợi nhuận 6 tháng đầu năm của BacABank vẫn là hoạt động tín dụng với khoản lãi 952 tỷ đồng, nhích nhẹ 1% so với cùng kỳ.

    Mảng mua bán chứng khoán đầu tư cũng có sự khởi sắc khi ghi nhận lợi nhuận hơn 22 tỷ đồng, so với mức lỗ 1 tỷ đồng cùng kỳ.

    Dù vậy, lợi nhuận từ mảng dịch vụ kỳ này lại giảm 33,3%, xuống còn 36 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối báo lỗ 14 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi 7 tỷ đồng.

    Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng vì vậy giảm nhẹ xuống còn 1.017 tỷ đồng. Chi phí hoạt động trong kỳ của ngân hàng ở mức 502 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,2%.

    Nguyên nhân chi phí dự phòng của Bac A Bank tăng mạnh tới 45,6% trong nửa đầu năm nay, lên 166 tỷ đồng, khiến ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm giảm khá mạnh (19%) với cùng kỳ năm ngoái.


    Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của Bac A Bank đạt 110,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,82% so với cuối năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 74 nghìn tỷ đồng, tăng 1,48%. Tiền gửi khách hàng đến cuối tháng 6 đạt mức gần 84,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,65% so với đầu năm.

    Về chất lượng tín dụng, đến cuối tháng 6, ngân hàng đang có tổng cộng 594 tỷ đồng nợ xấu, tăng 18,6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu được kéo lên 0,8%/tổng cho vay, so với mức 0,69% hồi đầu năm.

    SCB cũng cho hay, hoạt động dịch vụ của SCB tăng trưởng ổn định trong các năm gần đây phản ánh chiến lược tái cấu trúc với mục tiêu giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng truyền thống.

    Trong các dịch vụ tài chính cá nhân cung cấp cho khách hàng, SCB tạo dấu ấn lớn trên thị trường với sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động Bancassurance.

    Tuy nhiên, với hoạt động tín dụng, SCB cũng bị ảnh hưởng do tác động của dịch Covid 19, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhẹ so với đầu năm, tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép, lần lượt là 1,23% và 0,67%.

    Nhưng SCB đã trích lập 2.174 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên gần 14.000 tỷ đồng, đây là đệm dự phòng tài chính, giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ổn định trong thời gian tới.

    Tại SCB cũng chỉ đạt lợi nhuận khiêm tốn 28,9 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm do Ngân hàng ưu tiên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.


    Tương tự, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Kienlongbank trong 6 tháng đầu năm nay gấp 3,2 lần cùng kỳ, ghi nhận 79 tỷ đồng, chủ yếu do trích lập dự phòng cụ thể của các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của một ngân hàng khác theo phương án xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.


    Kết quả, lợi nhuận trước thuế và sau thuế trong 6 tháng đầu năm của Kienlongbank giảm 31% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 103 tỷ đồng và 82 tỷ đồng. Kế hoạch đưa ra cho năm 2020, Kienlongbank dự kiến đạt mức lãi trước thuế 750 tỷ đồng.

    Thực tế, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, không những nhà băng quy mô vừa và nhỏ mà ngay cả ngân hàng lớn như Vietcombank, lợi nhuận 6 tháng giảm gần 3%, nợ cần chú ý tăng gấp 3 lần.

    Cụ thể, Vietcombank vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với lợi nhuận trước thuế đạt 10.981 tỷ đồng 6 tháng, nợ đáng chú ý tăng mạnh trong khi lợi thế vốn rẻ đang ít dần.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này