Lời giải cho phiên tồi tệ nhất của chứng khoán Trung Quốc kể từ tháng 2

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 17/7/20.

  1. Lời giải cho phiên tồi tệ nhất của chứng khoán Trung Quốc kể từ tháng 2

    Lời giải cho phiên tồi tệ nhất của chứng khoán Trung Quốc kể từ tháng 2

    LIÊN HỆ (304 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 17/7/20 lúc 00:12
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam (ĐTCK) Đà phục hồi của chứng khoán Trung Quốc diễn ra khó lường sau phiên sụt giảm mạnh hôm thứ Năm (16/7) khi truyền thông chỉ trích một trong những cổ phiếu được ưa thích nhất Trung Quốc.


    Chỉ số CSI đóng cửa phiên giao dịch 16/7 với mức giảm hơn 4,8%, đây là phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ khi thị trường chứng khoán Trung Quốc mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng 2.

    Công ty ưa thích của đám đông nhà đầu tư là Kweichow Moutai (Mao Đài Quý Châu – công ty chuyên sản xuất và bán rượu Mao Đài) đã giảm 7,9% trong phiên 16/7, bốc hơi 25 tỷ USD vốn hoá và kéo theo các cổ phiếu ngành tiêu dùng giảm nhiều nhất kề từ năm 2018. Chỉ số ChiNext giảm 6,2% trong tuần này, mạnh hơn bất kỳ chỉ số nào khác trên thế giới.

    Trong tháng 7, sự hưng phấn của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã đẩy vốn hoá thị trường chứng khoán Trung Quốc lên gần 10.000 tỷ USD, đánh dấu mức đỉnh của bong bóng chứng khoán vào thời điểm 5 năm trước.

    Sau đó, các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện các bước để kiềm chế hoạt động đầu cơ vào cổ phiếu, bao gồm rút thanh khoản một cách hiệu quả khỏi hệ thống tài chính.

    Tác động của việc này được cho thấy mức đòn bẩy vào thị trường chứng khoán tăng chậm nhất trong phiên giao dịch 15/7 kể từ cuối tháng 6.

    [​IMG]
    Biểu đồ chỉ số CSI 300


    Một bài báo chỉ trích Công ty Kweichow Moutai đăng trên tờ Nhân dân nhật báo được xem là một dấu hiệu khác thể hiện mong muốn của Bắc Kinh trong việc làm chậm lại đà tăng của thị trường chứng khoán sau khi các quỹ đầu tư được chính phủ hỗ trợ bán bớt cổ phiếu hoặc công bố kế hoạch bán trong vài ngày qua.


    Căng thẳng gia tăng với Mỹ, ngân hàng trung ương đang siết chặt dòng tiền dễ dãi và sự sụt giảm trong doanh số bán lẻ cũng là lý do cho phiên giảm ngày 16/7.

    Dữ liệu kinh tế trong ngày thứ Năm (17/6) cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc đã trở lại tăng trưởng trong quý II với mức tăng 3,2% tốt hơn kỳ vọng.

    Trong khi đó, sản lượng công nghiệp tháng 6 tăng 4,8%, nhưng doanh số bán lẻ tháng 6 giảm 1,8%, thấp hon so với mức tăng 0,5% như dự kiến. Điều đó cho thấy sự phục hồi vẫn chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn còn mong manh.

    “Doanh số bán lẻ trở nên kém hơn dự đoán, điều đó làm ảnh hưởng không tốt tới một số cổ phiếu tiêu dùng. Ngoài ra, một nền kinh tế ổn định có nghĩa là quy mô nới lỏng tiền tệ có thể nhỏ hơn dự kiến. Thanh khoản dồi dào là một trong những lý do chính khiến thị trường tăng vọt”, Daniel So, chiến lược gia tại CMB International Securities Ltd đánh giá.

    Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục cắt giảm việc nắm giữ cổ phiếu niêm yết ở thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục, bán gần 4 tỷ USD cổ phiếu thông qua các sàn trong 3 ngày qua.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này