Lo xe hơi ngoại "đè bẹp" ô tô lắp ráp tại Việt Nam

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 5/9/19.

  1. Lo xe hơi ngoại "đè bẹp" ô tô lắp ráp tại Việt Nam

    Lo xe hơi ngoại "đè bẹp" ô tô lắp ráp tại Việt Nam

    LIÊN HỆ (1,171 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 5/9/19 lúc 13:33
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Năm, ngày 05/09/2019 13:00 PM (GMT+7)


    Ô tô nguyên chiếc nhập vào Việt Nam những tháng đầu năm nay tăng gần năm lần so với cùng kỳ năm ngoái và dự báo sẽ tiếp tục làm chao đảo ô tô lắp láp trong nước thời gian tới.


    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng mới đây cho hay Chính phủ sẽ sớm ban hành văn bản sửa đổi quy định của Nghị định 116/2017 về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Trong đó sẽ bỏ một số quy định liên quan đến ô tô nhập khẩu. Ví dụ, thay vì hình thức kiểm tra theo lô như quy định hiện hành, Chính phủ sẽ sửa đổi nghị định theo hướng các xe nhập khẩu sẽ được kiểm tra theo kiểu loại, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm… Bộ Công Thương cũng vừa đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 116 theo hướng bỏ một số điều kiện về nhập khẩu ô tô.

    Giảm chi phí cho nhà kinh doanh

    Nhiều đơn vị nhập khẩu ô tô nhìn nhận nếu dự thảo sửa đổi Nghị định 116 đi vào thực tế, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc sẽ dễ dàng vào Việt Nam hơn. Đại diện Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết: Kiểm tra theo kiểu loại nghĩa là mỗi kiểu loại xe chỉ cần lấy mẫu để kiểm tra khí thải và an toàn lần đầu tiên và chấp nhận kết quả cho các lô hàng tiếp theo nếu không có sự thay đổi về thông số kỹ thuật. “Do vậy việc dỡ bỏ quy định về kiểm tra theo lô và chuyển sang kiểm tra theo kiểu loại sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong nhập khẩu. Từ đó giảm được chi phí kiểm tra, nhân lực, đặc biệt là thời gian thông quan hàng” - đại diện Thaco chia sẻ.

    Giám đốc một công ty chuyên phân phối, nhập khẩu ô tô từ châu Âu cũng cho rằng hiện nay do kiểm tra khí thải và an toàn với từng lô xe nhập khẩu nên mất khoảng 45 ngày mới hoàn tất thủ tục. Mỗi lô xe nhập về, doanh nghiệp phải lấy ít nhất một chiếc, thuê chạy hơn 3.000 km, sau đó mới mang đi kiểm tra chất lượng nên rất tốn thời gian.

    Hơn nữa, đến nay cả nước mới chỉ có một trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội có đủ điều kiện để kiểm tra nên tất cả xe nhập khẩu đều dồn về đây. Điều này đã làm tăng thời gian và chi phí nhập khẩu. Thời gian càng kéo dài thì chi phí lưu kho bãi, lãi vay càng tăng… “Khi bỏ kiểm tra theo lô, chuyển sang kiểm tra theo kiểu loại như dự thảo sửa đổi Nghị định 116 thì nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sắp tới sẽ rất thông thoáng và xe nhập có cơ hội về nước nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn” - đại diện công ty trên phân tích.

    Một thay đổi khác đáng chú ý tại dự thảo Nghị định 116 do Bộ Công Thương đưa ra là đề xuất bãi bỏ các quy định về điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, an toàn phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy. Theo đó, bãi bỏ điều kiện người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô phải có trình độ đại học trở lên, thuộc ngành cơ khí, ô tô và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô tối thiểu năm năm.

    [​IMG]

    Ô tô ngoại nhập nguyên chiếc và sản xuất, lắp ráp trong nước đang cạnh tranh khốc liệt. Ảnh: QH​

    Vẫn còn tranh cãi

    Thời gian qua, một số nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Mỹ, Nhật Bản… lo ngại Nghị định 116 tạo thêm thủ tục, gây cản trở doanh nghiệp xuất khẩu ô tô vào thị trường Việt Nam. Do vậy việc bỏ các quy định về thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô là cần thiết.

    Tuy nhiên, một số ý kiến cũng băn khoăn việc bỏ nhiều điều kiện trong nghị định trên sẽ khiến ô tô nhập khẩu tràn vào Việt Nam “đè bẹp” xe sản xuất, lắp ráp trong nước. “Ô tô nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia vốn đã có lợi thế hơn hẳn về giá so với xe trong nước, nay các quy định về nhập khẩu lại thông thoáng hơn thì dễ dàng tràn vào, gây khó khăn cho xe trong nước” - đại diện một công ty sản xuất, lắp ráp ô tô lo lắng.


    Theo Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết tháng 7-2019, Việt Nam nhập khẩu tới gần 87.000 ô tô nguyên chiếc các loại, gấp gần 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Giá trị nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô trong bảy tháng đầu năm 2019 lên tới 2,4 tỉ USD, tăng 15% so với cùng kỳ.
    Tuy nhiên, ông Bùi Xuân Trường, Giám đốc Công ty Ô tô Trường Thành, cho rằng lượng ô tô nhập khẩu cũng không tăng nhiều hơn hiện nay nếu bỏ các điều kiện về nhập khẩu ô tô. Ông lập luận: Hiện tại, rào cản khó nhất tại Nghị định 116 là giấy chứng nhận xuất xứ đã được các hãng xe đáp ứng, lượng ô tô ngoại nhập đã tăng mạnh. “Bên cạnh đó, việc kiểm tra theo lô được bãi bỏ sẽ giảm chi phí khiến giá ô tô nhập sẽ giảm nhưng không nhiều” - ông nhận định.

    Theo phân tích của chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, xe nhập khẩu ngày càng thu hẹp khoảng cách doanh số với xe lắp ráp trong nước là do các thủ tục nhập khẩu đã được các hãng xe đáp ứng khiến nguồn cung dồi dào hơn. Bên cạnh đó, các mẫu xe nhập khẩu đang đánh trúng vào phân khúc xe giá rẻ vốn trước đây là sân chơi riêng của các mẫu xe lắp ráp.

    Vì vậy để tăng sức cạnh tranh cho xe trong nước, ông Đồng cho rằng cần điều chỉnh các chính sách về thuế và phí để giúp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước giảm chi phí, dẫn đến giảm giá xe, người dân có nhiều cơ hội để sở hữu ô tô. Song quan trọng nhất là sản xuất trong nước phải nỗ lực tăng cường chất lượng, hạ giá thành sản xuất để tăng tính cạnh tranh nhất với xe nhập khẩu. Bởi hiện giá ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cao, như vậy ngành này vẫn khó phát triển được.


    Đề xuất nhiều ưu đãi cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước

    Trong báo cáo vừa gửi Thủ tướng Chính phủ về thị trường ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương cho rằng tỉ trọng xe sản xuất, lắp ráp so với xe nhập khẩu có xu hướng giảm nên cần giải pháp hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước phát triển, cạnh tranh với xe nhập khẩu. Nhất là từ năm 2018, xe nhập khẩu từ ASEAN được giảm thuế về 0% nên chiếm tỉ trọng lớn do có lợi thuế về ưu đãi thuế quan.

    Từ đó Bộ Công Thương đề xuất hoàn thuế giá trị gia tăng trong ba tháng (không theo phương thức khấu trừ như hiện nay) với máy móc, thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định...; không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đối với sản xuất, lắp ráp ô tô để giảm giá thành xe.

    Bộ này cũng kiến nghị điều chỉnh thuế nhập khẩu theo nguyên tắc: Thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng và nguyên phụ liệu phải nhỏ hơn thuế suất nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh hoặc ở mức sàn theo các cam kết quốc tế ở từng hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, điều chỉnh thuế suất về 0% đối với một số chi tiết quan trọng xe dưới chín chỗ như động cơ, hộp số, áp dụng có thời hạn đến năm 2025; áp dụng thuế 0% với máy móc, thiết bị, khuôn, đồ gá... nhập khẩu để tạo tài sản cố định; miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ làm mẫu để nghiên cứu sản xuất, hiệu chỉnh, lắp ráp dây chuyền công nghệ sản xuất xe ô tô...
    [​IMG]

    Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng toàn thị trường trong tháng 7 vừa qua...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này